Đề thi Giữa học kì 2 Lớp 5 (2024-2025) môn Tiếng Việt Lớp 5 - Sách Chân Trời Sáng Tạo (Kèm lời giải chi tiết)
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Đề thi Giữa học kì 2 Lớp 5 (2024-2025) môn Tiếng Việt Lớp 5 - Sách Chân Trời Sáng Tạo (Kèm lời giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi Giữa học kì 2 Lớp 5 (2024-2025) môn Tiếng Việt Lớp 5 - Sách Chân Trời Sáng Tạo (Kèm lời giải chi tiết)

Đề thi Giữa học kì 2 Lớp 5 (2024-2025) môn Tiếng Việt Lớp 5 - Sách Chân Trời Sáng Tạo (Kèm lời giải chi tiết) - De-Thi.com Câu 8. Dấu hai chấm trong câu "Cảnh vật xung quanh tôi đang có ṣụ thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học." có tác dụng gì? A. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận trước. B. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. C. Báo hiệu một sự liệt kê. D. Báo hiệu một sự liệt kê và giải thích cho bộ phận đứng trước. Câu 9. Tìm 2 từ có thể thay thế cho từ "phát động" trong câu: "Tháng trước, trường của Ưt Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em". ... Câu 10. Tìm 1 từ ngữ chỉ phẩm chất quan trọng ở người phụ nữ và đặt câu với từ ngữ đó. ... ... B. Kiểm tra viết Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện em yêu thích trong đó có những chi tiết sáng tạo. De-Thi.com Đề thi Giữa học kì 2 Lớp 5 (2024-2025) môn Tiếng Việt Lớp 5 - Sách Chân Trời Sáng Tạo (Kèm lời giải chi tiết) - De-Thi.com ĐÁP ÁN 1.C 2.B 3.A 8.A A. Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng II. Đọc thầm văn bản sau: Câu 1. Câu chuyện trên có 3 nhân vật: người kể chuyện, cậu bé bán diêm và em trai của cậu. Đáp án C. Câu 2. Cậu bé gặp người đàn ông khi đang ăn mặc tồi tàn, rách rưới và khẩn khoản nhờ mua bao diêm. Đáp án B. Câu 3. Nét mặt cương trực và đầy tự hào của cậu bé khiến người đàn ông tin tưởng và giao cho cậu đồng tiền vàng. Đáp án A. Câu 4. a) Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Lớn thổi vào mát rượi. S Vì trong bài là sông Cái không phải sông Lớn. b) Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi. Đ Vì trong đoạn thứ ba có câu này. c) Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó. Đ Vì trong đoạn thứ ba có câu này. d). Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chuyền thẻ trên đó. S Vì thiếu chữ chơi. Câu 5. Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn báo tàu hỏa đến, Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn Lan đứng ngây người, khóc thét. Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng. Câu 6. Em học được tinh thần dũng cảm và nhanh trí của Vịnh. Tuy cậu còn nhỏ nhưng đã có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn và an toàn đường sắt. Câu 7. Đánh dấu vào ô trống trước câu trả lời đúng Câu nào dưới đây là câu ghép: Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi. Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục. De-Thi.com Đề thi Giữa học kì 2 Lớp 5 (2024-2025) môn Tiếng Việt Lớp 5 - Sách Chân Trời Sáng Tạo (Kèm lời giải chi tiết) - De-Thi.com Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm môt tán lá tròn, vươn cao lên trời xanh. Khi phương đông vừa vẫn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng. Các câu đơn: • Một buổi chiều đẹp trời (TN), gió từ sông Cái (CN) / thổi vào mát rượi (VN). • Cứ mỗi năm (TN), cây gạo (CN) / lại xòe thêm môt tán lá tròn, vươn cao lên trời xanh (VN). • Khi phương đông vừa vẫn bụi hồng (TN), con họa mi ấy (CN)/ lại hót vang lừng (VN). Câu ghép là: Nó (CN1) / nghiến răng ken két (VN1), nó (CN2) / cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục (VN2). Câu 8. Dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận trước. Đáp án A. Câu 9. phát động: làm cho hiểu rõ ý nghĩa, mục đích của một việc làm để rồi cùng nhau bắt đầu tham gia một cách tự giác Từ đồng nghĩa: vận động, tuyên truyền, thúc đẩy,... Câu 10. Phẩm chất: đảm đang, giỏi giang, dũng cảm, kiên cường, trung hậu, nhân hậu, vị tha... Đặt câu: • Dù gặp nhiều thất bại, chị ấy vẫn kiên cường tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình. • Mẹ em là một người phụ nữ đảm đang và giỏi giang. • Cô ấy được mọi người yêu quý bởi sự nhân hậu và tấm lòng tốt bụng. B. Kiểm tra viết Dàn ý : 1. Mở bài: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả,... (Nếu đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện, em cần giới thiệu mình là nhân vật nào.) 2. Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự hợp lí, trong đó có chi tiết được kể sáng tạo theo 1 trong 3 cách: • Sáng tạo thêm chi tiết (có thể lựa chọn sáng tạo một hoặc nhiều chi tiết). • Thay đổi cách kết thúc theo tưởng tượng của em. -Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện (chú ý cách xưng hộ, cách thể hiện lời nói, suy nghĩ, cảm xúc phù hợp với nhân vật). 3. Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc,... về câu chuyện hoặc nêu kết thúc của câu chuyện dưới góc nhìn của nhân vật (nếu đóng vai kể chuyện). Bài tham khảo 1: De-Thi.com Đề thi Giữa học kì 2 Lớp 5 (2024-2025) môn Tiếng Việt Lớp 5 - Sách Chân Trời Sáng Tạo (Kèm lời giải chi tiết) - De-Thi.com Trong các câu chuyện em đã được học, em thích nhất là câu chuyện Sự tích cây thì là. Ngày xưa, các loài cây đều chưa có tên. Một hôm, Trời tập hợp chúng lại để ban cho mỗi loài một cái tên. Các loài cây đều đến thật sớm. Ai ai cũng hớn hở mong chờ được Trời đặt cho một cái tên thật đẹp. Mỗi loài cây đều diện bộ trang phục xinh đẹp nhất và khoe điểm nổi bật nhất của mình. Cây có hương thơm dịu được Trời đặt tên là lan. Cây có điệu múa nhịp nhưng được đặt là tóc tiên. Loài cây có dáng đứng hiên ngang được gọi là thông. Các loại rau có cũng có mặt đông đủ để xin Trời những cái tên thật đẹp như quế, tía tô, húng,... Đến cuối ngày, khi Trời đã mệt, một nhành cây nhỏ mới vội vã chạy đến. Nó thở hổn hển, nói: - Con xin lỗi vì bận chăm sóc bà đang bị bệnh nên con đã đến muộn. Xin Trời hãy thương tình đặt cho con một cái tên. Cảm động trước lòng hiếu thảo của cây nên Trời không trách phạt mà thương vô cùng. Nhưng lúc này, Trời chưa nghĩ ra được tên gì hay. Ông suy nghĩ mãi rồi ngập ngừng: • Tên của con... thì là... thì là... Nhành cây nghe vậy mừng quá, hét toáng lên: • Tôi có tên rồi! Tên tôi là "thì là"! Nó vội vàng cảm ơn Trời rồi chạy về nhà khoe với bà của mình. Nó đâu biết rằng "thì là" không phải là tên Trời đặt cho, mà chỉ là lời nói ngập ngừng của ông khi chưa nghĩ ra cho nó một cái tên. Bà khen cậu: • Con có một cái tên thật đặc biệt! Từ đó, muôn loài gọi nó là cây thì là. Muôn loài đều rất yêu thích tên của cậu. Bài tham khảo 2 : "Những con hạc giấy" là một câu chuyện cảm động về những nỗi đau mà chiến tranh mang lại, và đó cũng là câu chuyện để lại cho em nhiều ấn tượng và nhiều suy ngẫm nhất. Sự việc bắt nguồn từ ngày 16/7/1945, nước Mỹ chể tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mỹ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản, lần lượt ở hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki. Việc này đã cướp đi mạng sống của hàng trăm nghìn người. Tổng số người chết vì hai quả bom này và bị nhiễm phóng xạ lên tới nửa triệu, còn thành phố đã hoang tàn, không còn dấu hiệu của sự sống. Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-ki Xa-đa-kô mới hai tuổi đã may mắn thoát khỏi bàn tay của Thần Chết tại thời điểm đó, nhưng em lại nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, hậu quả của nó càng trở nên rõ nét: Sức khoẻ của em suy giảm rất nhanh, phải nằm viện liên tục để điều trị. Mỗi ngày với Xa-đa-kô là một ngày khó khăn bởi sự hành hạ mà nỗi đau thể xác mang lại. Cô bé không thể đi lại, ăn uống, sinh hoạt như người bình thường, bởi bất cứ hành động nào cũng đều mang lại sự đau đớn. Ngày ngày ngồi trên giường bệnh càng lúc càng khiến Xa-đa-kô thấy mệt mỏi và tuyệt vọng. Bỗng nhiên, một tia hy vọng xuất hiện trong cô bé khi Xa-xa-ki Xa-đa-kô nghe được một truyền thuyết truyền miệng từ xa xưa: Nếu gấp đủ một nghìn con hạc bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khoẻ mạnh trở lại. Cô bé mười hai tuổi ngây thơ đã đặt De-Thi.com Đề thi Giữa học kì 2 Lớp 5 (2024-2025) môn Tiếng Việt Lớp 5 - Sách Chân Trời Sáng Tạo (Kèm lời giải chi tiết) - De-Thi.com niềm tin vào đó hoàn toàn, và đã cố nén nỗi đau thể xác, miệt mài ngồi gấp hạc. Mỗi con hạc hoàn thành là một nụ cười lại xuất hiện trên gương mặt đã sớm mệt mỏi vì bệnh tật, cũng là một tia hy vọng cho em được hoàn thành. Câu chuyện của Xa-xa-ki Xa-đa-kô đã nhanh chóng được mọi người biết tới. Trẻ em ở khắp Nhật Bản đã gửi tặng cô thật nhiều con hạc giấy. Thế nhưng, Xa-đa-kô đã vĩnh viễn không tỉnh dậy nữa khi cô bé mới gấp được 644 con. Xúc động trước sự ra đi của Xa-đa-kô, học sinh ở thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền để xây một tượng đài tưởng niệm những nạn nhân qua đời vì tội ác của bom nguyên tử, của chiến tranh. Sau này, bức tượng đó được dựng lên ở Công viên Hoà bình của thành phố. Trên đỉnh tượng đài là tượng một bé gái - mô phỏng lại hình ảnh Xa-đa-kô - giơ cao hai tay nâng một con hạc lớn đang dang cánh bay, ánh mắt tràn ngập nỗi thiết tha và hy vọng. Dưới tượng đài khắc dòng chữ "Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình". Khi nghe câu chuyện về cô bé Xa-xa-cô, em nghĩ hẳn ai ai cũng xúc động trước lòng yêu chuộng hòa bình của cô bé. Sẽ chẳng có phép màu nào gìn giữ được cuộc sống hòa bình mà mỗi con người, mỗi quốc gia cần phải nỗ lực chung tay để gìn bảo vệ nền hòa bình vốn có và đẩy lùi chiến tranh phi nghĩa. De-Thi.com Đề thi Giữa học kì 2 Lớp 5 (2024-2025) môn Tiếng Việt Lớp 5 - Sách Chân Trời Sáng Tạo (Kèm lời giải chi tiết) - De-Thi.com ĐỀ SỐ 7 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG Môn: Tiếng Việt – Lớp 5 (KNTT) A. Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định. II. Đọc thầm văn bản sau: 5 cây số và rất nhiều yêu thương Khi tôi sắp học hết lớp 1 thì mẹ ốm một trận rất nặng phải vào bệnh viện. Tôi cứ lèo nhèo đòi vào chơi với mẹ nhưng bố kiên quyết không cho. Tôi nhớ mẹ kinh khủng. Đã thế, tôi mặc kệ hết, bố không cho tôi vào thăm thì tôi tự đi! Trưa, ăn cơm xong, tôi đội chiếc mũ vải, hăm hở bước ra khỏi nhà. Nhưng đường thì xa mà trời lại nắng ong ong nên nỗi háo hức ban đầu của tôi bẹp đi. Đi được nửa đường thì hai "que tăm" của con bé lớp 1 như tôi đã mỏi rã ra. Tôi ngồi phịch xuống nhưng rồi lại bật dậy ngay. Kiểu gì thì hôm nay tôi cũng phải gặp mẹ bằng được. Đi được một đoạn thì... phựt! Cái dép đáng ghét bị đứt quai. Đá sỏi được thể cứ nhè bàn chân của tôi mà chọc, đau buốt. Vậy mà tôi vẫn đến được cái chợ gần bệnh viện. Tôi biết là mẹ thích ăn bánh khoai nên mua năm cái bánh nóng mang vào. Đến gần cổng bệnh viện, tôi ngẩn ra: Bệnh viện rộng thế thì biết mẹ ở phòng nào? Vậy là tôi ôm gói bánh chạy lung tung tới từng phòng tìm mẹ, mặc cho mồ hôi thấm cả vào cái áo trắng mới tinh. Đến phòng thứ mười mấy thì tôi hoảng sợ thật sự, đứng khóc ầm ĩ ở hành lang. Một bác sĩ mặc áo trắng đi qua dừng lại hỏi chuyện. Nghe tôi vừa nấc vừa nói tên và tả mẹ, bác ấy cười : "Đi theo bác, bác biết chỗ mẹ cháu đấy!". Tôi chạy theo bác ấy đến khu nhà ở góc bệnh viện. Mẹ đang ngồi đọc sách, thấy tôi vào thì bật dậy... Hôm ấy, tôi nhận được một cái cốc vào trán và... bốn cái bánh khoai. Mẹ ăn rất nhiệt tình dưới con mắt theo dõi chăm chú của tôi và cũng rất nhiệt tình nhờ tôi... ăn hộ chỗ còn lại. Tôi cũng nhớ là chưa bao giờ được mẹ ôm và thơm vào má nhiều như thế.... Đó là chuyến "du lịch bụi" đầu tiên của con bé sáu tuổi như tôi. Chuyến đi dài 5 cây số và rất nhiều yêu thương! Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1. Mẹ bạn nhỏ bị ốm nằm trong bệnh viện khi bạn nhỏ học lớp mấy? A. Lớp 1 B. Lớp 2 De-Thi.com Đề thi Giữa học kì 2 Lớp 5 (2024-2025) môn Tiếng Việt Lớp 5 - Sách Chân Trời Sáng Tạo (Kèm lời giải chi tiết) - De-Thi.com C. Lớp 5 D. Lớp 6 Câu 2. Để đến được bệnh viện thăm mẹ, bạn nhỏ đã quyết định làm gì? A. Thuyết phục bố đưa đi thăm mẹ. B. Tự tìm đến bệnh viện thăm mẹ. C. Nhờ người thân chở đến bệnh viện. D. Đón xe đến bệnh viện. Câu 3. Bạn nhỏ đã gặp phải những khó khăn nào trên đường đến bệnh viện thăm mẹ? A. Đường xa, trời nóng, dép đứt, sỏi đá đâm vào chân. B. Lạc đường, đứt dép. C. Trời mưa, đường rất trơn. D. Bệnh viện rộng thế không biết mẹ ở phòng nào. Câu 4. Từ "que tăm" trong bài có nghĩa chuyển hay nghĩa gốc? Câu 5. Theo em, vì sao hôm ấy bạn nhỏ lại được mẹ ôm và thơm vào má nhiều như thế? A. Vì mẹ bạn lo lắng cho bạn. B. Vì trông bạn hôm ấy rất xinh, đáng yêu. C. Vì mẹ bạn yêu bạn và rất cảm động trước tình cảm của bạn. D. Vì bạn mua món bánh khoai mà mẹ bạn rất thích. Câu 6. Em học được ở bạn nhỏ trong câu chuyện trên những đức tính quý nào? Câu 7. Câu nào dưới đây là câu ghép? A. Trưa, ăn cơm xong, tôi đội chiếc mũ vải bước ra khỏi nhà. B. Tôi chạy theo bác ấy đến khu nhà ở góc bệnh viện. C. Đá sỏi được thể cứ nhè bàn chân của tôi mà chọc, đau buốt. D. Tuy đường đến bệnh viện rất xa nhưng tôi vẫn quyết tâm đến thăm mẹ. Câu 8. Trong hai câu "Đó là chuyến "du lịch bụi" đầu tiên của con bé sáu tuổi như tôi. Chuyến đi dài 5 cây số và rất nhiều yêu thương!" có mấy kết từ? A. 1 kết từ. Đó là: De-Thi.com Đề thi Giữa học kì 2 Lớp 5 (2024-2025) môn Tiếng Việt Lớp 5 - Sách Chân Trời Sáng Tạo (Kèm lời giải chi tiết) - De-Thi.com B. 2 kết từ. Đó là: C. 3 kết từ. Đó là: D. 4 kết từ. Đó là: Câu 9. Hai câu sau: "Đá sỏi được thể cứ nhè vào bàn chân của tôi mà chọc, đau buốt. Vậy mà tôi vẫn đến được cái chợ gần bệnh viện" liên kết với nhau bằng cách nào ? A. Dùng từ ngữ nối. B. Lặp từ ngữ. C. Thay thế từ ngữ. D. Dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ Câu 10. Đặt một câu ghép có sử dụng cặp kết từ nói về chủ đề học tập. B. Kiểm tra viết Đề bài: Viết bài văn tả một người bạn đã gắn bó với em trong những năm học qua. De-Thi.com Đề thi Giữa học kì 2 Lớp 5 (2024-2025) môn Tiếng Việt Lớp 5 - Sách Chân Trời Sáng Tạo (Kèm lời giải chi tiết) - De-Thi.com ĐÁP ÁN 1.A 2.B 3.A 5.C 7.D 8.C 9.A A. Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng II. Đọc thầm văn bản sau: Câu 1. Mẹ bạn nhỏ bị ốm nằm trong bệnh viện khi bạn nhỏ học lớp 1 . Đáp án A. Câu 2. Để đến được bệnh viện thăm mẹ, bạn nhỏ đã quyết định tự tìm đến bệnh viện thăm mẹ. Đáp án B. Câu 3. Bạn nhỏ đã gặp phải những khó khăn trên đường đến bệnh viện thăm mẹ là đường xa, trời nóng, dép đứt, sỏi đá đâm vào chân. Đáp án A. Câu 4. Từ "que tăm" trong bài là nghĩa chuyển chỉ 2 đôi chân của bạn nhỏ. Câu 5. Theo em, hôm ấy bạn nhỏ lại được mệ ôm và thơm vào má nhiều như thế vì mẹ bạn yêu bạn và rất cảm động trước tình cảm của bạn. Đáp án C. Câu 6. Qua câu chuyện trên, em học được những đức tính quý như yêu thương mẹ, kiên trì, dũng cảm vượt qua khó khăn. Câu 7. Các câu đơn: • Trưa, ăn cơm xong, tôi (CN) / đội chiếc mũ vải bước ra khỏi nhà (VN). • Tôi (CN) / chạy theo bác ấy đến khu nhà ở góc bệnh viện (VN). • Đá sỏi (CN) / được thể cứ nhè bàn chân của tôi mà chọc, đau buốt (VN). Câu ghép là: Tuy đường đến bệnh viện (CN1) / rất xa (VN1) nhưng tôi (CN2) / vẫn quyết tâm đến thăm mẹ (VN2). Đáp án D. Câu 8. Trong hai câu có 3 kết từ, đó là : và, của, như. De-Thi.com Đề thi Giữa học kì 2 Lớp 5 (2024-2025) môn Tiếng Việt Lớp 5 - Sách Chân Trời Sáng Tạo (Kèm lời giải chi tiết) - De-Thi.com Đáp án C. Câu 9. Hai câu sau: "Đá sỏi được thể cứ nhè vào bàn chân của tôi mà chọc, đau buốt. Vậy mà tôi vẫn đến được cái chợ gần bệnh viện" liên kết với nhau bằng cách dùng từ ngữ nối "Vậy mà". Câu 10. Tuy bạn Minh làm bài kiểm tra chưa tốt nhưng cậu ấy rất chăm chỉ nghe giảng trên lớp. B. Kiểm tra viết Dàn ý : 1. Mở bài: Giới thiệu về người bạn mà em muốn miêu tả • Tên bạn ấy là gì? • Bạn ấy là bạn như thế nào của em 2. Thân bài: a. Tả hình dáng • Chiều cao, cân nặng của bạn ấy là bao nhiêu? • Bạn ấy để kiểu tóc gì? • Khuôn mặt bạn ấy như thế nào? • Đôi mắt của bạn ấy có màu gì? • Nụ cười của bạn ấy có gì đặc biệt? • Trang phục đi học, đi chơi của bạn ấy thế nào? b. Tả tính cách, hoạt động • Tính cách của bạn ấy như thế nào? • Tính cách ấy được thể hiện qua những hành động gì? • Những người xung quanh nhận xét bạn ấy thế nào? • Em thích nhất điều gì ở bạn ấy? 3. Kết bài: Tình cảm của em đối với người bạn đó • Em cảm thấy như thế nào khi chơi với bạn đó? • Kì vọng, mong muốn của em dành cho tình bạn của hai người là gì? Bài tham khảo 1: Bạn thân nhất của em, là người bạn hàng xóm đã chơi với em từ lúc còn nhỏ xíu cho đến tận bây giờ. Cậu ấy là một cô gái xinh xắn có tên là Thùy Chi. Chi là một cô gái có vẻ ngoài ưa nhìn và nổi bật. Mới học lớp 5 thôi, mà cậu ấy đã cao 1 m 55 và có vóc dáng cân đối, thon thả. Nước da của Chi không trắng ngần mà hơi ngăm, nhưng lại giúp cậu ấy trông rất cá tính và nổi bật. De-Thi.com
File đính kèm:
de_thi_giua_hoc_ki_2_lop_5_2024_2025_mon_tieng_viet_lop_5_sa.docx