Bộ đề Văn luyện thi THPT 2025 chuẩn (Có đáp án)
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề Văn luyện thi THPT 2025 chuẩn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề Văn luyện thi THPT 2025 chuẩn (Có đáp án)

Bộ đề Văn luyện thi THPT 2025 chuẩn (Có đáp án) - De-Thi.com ĐỀ SỐ 6 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LAI CHÂU NĂM 2025 Bài thi môn: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (4 điểm) Đọc văn bản sau: Em nghe không, những hoà thanh kỳ diệu Một mùa thi lại đứng đợi trước thềm Mắt em đỏ và một mùa hạ đỏ Tháng năm ngực đầy rực rỡ ước mơ. Ngọn đèn nào cháy suôt những canh khuya Mồ hôi mùa hạ rơi nhoè trang vở Bình yên đấy và cũng nồng nàn đấy Cả những nhọc nhằn thầm lặng cháy trong em. Ve lột xác mỗi mùa và day dứt thêm Treo âm thanh vào nỗi buồn thiếu nữ Loài hoa đỏ cứ dầy thêm mắt lửa Em ngày mai rồi sẽ khác ngày xưa? Mỗi lớp học trò đi nói gì với thầy cô Ngân ngấn mắt, rưng rưng bàn chân bước Chiếc bảng đen, chỗ ngồi rưng lưng nốc Bài thơ rưng rưng khóc ở ngăn bàn. Tháng năm nói, mùa dâng tràn nắng gió Lo toan kề sau màu áo học trò Ngọn đèn khuya đổ mồ hôi xuông vở Tháng năm thở dài, đêm ngắn dần đi. De-Thi.com Bộ đề Văn luyện thi THPT 2025 chuẩn (Có đáp án) - De-Thi.com Bình minh nào hát bài ca chia li Ở phía trước những con đường xa mãi Ve và phượng và tháng năm ngủ lại Ngày hôm qua gối đầu lên ngày mai. (Cho mùa thi - Bình Nguyên Trang, Bài hát ngày trở về - Thơ Bình Nguyên Trang, NXB Văn học, 2024, tr.14 - 15) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Chỉ ra dấu hiệu để xác định thể thơ của văn bản. Câu 2: Liệt kê các từ ngữ, hình ảnh cho thấy sự vất vả của “em” khi mùa thi đến trong khổ thơ: Ngọn đèn nào cháy suốt những canh khuya Mồ hôi mùa hạ rơi nhoè trang vở Bình yên đẩy và cũng nồng nàn đấy Cả những nhọc nhằn thầm lặng chảy trong em Câu 3: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ nhân hóa trong hai dòng thơ: Chiếc bảng đen, chỗ ngồi rung rung hát Bài thơ rưng rưng khóc ở ngăn bàn Câu 4: Nêu sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Câu 5: Câu thơ “Ngày hôm qua gối đầu lên ngày mai” gợi cho anh chị nghĩ gì về sự tiếp nối giữa quá khứ - hiện tại - tương lai trong hành trình học tập và trưởng thành của mỗi người? (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng) II. VIẾT (6,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích hình ảnh “em” trong bài thơ ở phần Đọc hiểu. Câu 2: (4,0 điểm) Nhiều người thường có nỗi sợ bị bỏ lỡ (FOMO - Fear of Missing Out) các nội dung trên mạng xã hội mà không nhận ra điều đáng sợ hơn là bỏ lỡ những cơ hội trong đời thực. Từ góc nhìn của một người trẻ, anh/chị hãy viết một bài văn khoảng 600 chữ trình bày suy nghĩ về vấn đề trên. De-Thi.com Bộ đề Văn luyện thi THPT 2025 chuẩn (Có đáp án) - De-Thi.com HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. ĐỌC HIỂU (4 điểm) Câu 1: Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về các thể thơ, phân tích Cách giải: Thể thơ 8 chữ vì hầu hết trong bài thơ đều có 8 chữ ở mỗi câu thơ. Câu 2: Phương pháp: Đọc phân tích, tìm và xác định hình ảnh phù hợp. Cách giải: - Những từ ngữ, hình ảnh cho thấy sự vất vả của “em” khi mùa thi đến trong khổ thơ: mồ hồi, nhọc nhằn, ngọn đèn cháy suốt đêm Câu 3: Phương pháp: Căn cứ bài nhân hóa, xác định đúng câu thơ có sử dụng biện pháp nhân hóa. Cách giải: - Biện pháp nhân hoá: (chỗ ngồi) rưng rưng, (bài thơ) rưng rưng khóc - Tác dụng: + Giúp câu thơ thêm sinh động, giống như con người. + Thể hiện sự xúc động, niềm nối tiếc khi sắp phải rời xa mái trườn. + Qua đó thể hiện tình yêu của bản thân với nơi mình đã gắn bó trong suốt những năm tháng học trò. Câu 4: Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, nộ. ù.nụ hai câu thơ, phân tích. Cách giải: - Bài thơ có sự vận động cảm xúc rõ rệt: Từ bồi hồi, háo hức trước mùa thi đang đến gần (khổ 1). Chuyển sang cảm xúc thấu hiểu, cảm phục những nỗ lực âm thầm (khổ 2). Pha lẫn suy tư, day dứt tuổi học trò khi đứng trước ngưỡng cửa thay đổi (khổ 3). Đỉnh điểm là xúc động, luyến tiếc trong khoảnh khắc chia tay mái trường, thầy cô, bạn bè (khổ 4, 5). Kết lại bằng cảm giác vừa tiếc nuối vừa hy vọng, niềm tin vào sự tiếp nối và trưởng thành (khổ cuối). Câu 5: Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, phân tích. Cách giải: Câu thơ gợi suy nghĩ sâu sắc về sự tiếp nối giữa quá khứ - hiện tại - tương lai. Mỗi ngày hôm nay là sự kế thừa của những nỗ lực hôm qua, và cũng là nền tảng cho ngày mai. Quá khứ học trò với bao kỷ niệm, nỗ lực, bài học sẽ nâng bước mỗi người trên con đường trưởng thành. Trong hành trình học tập, từng De-Thi.com Bộ đề Văn luyện thi THPT 2025 chuẩn (Có đáp án) - De-Thi.com trải nghiệm nhỏ đều góp phần tạo nên hành trang lớn cho tương lai. II. VIẾT (6,0 điểm) Câu 1: Phương pháp: - Vận dụng kiến thức về cách viết đoạn văn nghị luận. - Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp chặt chẽ lí lẽ, dẫn chứng. Cách giải: Gợi ý: 1. Mở đoạn: Trong bài thơ Cho mùa thi, hình ảnh “em” hiện lên như một biểu tượng đẹp đẽ, xúc động của tuổi học trò đang ở ngưỡng cửa chia tay mái trường. 2. Thân đoạn: - “Em” là hiện thân của người học trò chăm chỉ, giàu nghị lực: + Gắn liền với hình ảnh: “ngọn đèn cháy suốt”, “mồ hôi rơi nhòe trang vở”, “nhọc nhằn thầm lặng”. + Thể hiện sự cần cù, nỗ lực vượt qua những vất vả trong mùa thi. - “Em” mang tâm hồn nhạy cảm, đầy xúc cảm: + Cảm nhận rõ sự “day dứt”, “rưng rưng”, bồi hồi trong khoảnh ki ắc chia xa mái trường, thầy cô, bạn bè. + “Em” đồng điệu với âm thanh ve, sắc đỏ phượng, cả bài thơ trong ngăn bàn - tất cả đều rưng rưng như chính trái tim em. - “Em” là biểu tượng của sự trưởng thành: “Em ngày mai rồi sẽ khác ngày xưa?” Gợi suy tư, khát vọng vươn tới tương lai. => Kết tinh của quá khứ - hiện tại - tương lai trên hành trình lớn lên. - Nghệ thuật: thể thơ, vận dụng linh hoạt c/c biện pháp tu từ, giọng thơ da diết, giàu cảm xúc, ... 3. Kết đoạn: Hình ảnh “em” là điểm sáng cảm xúc trong bài thơ, vừa gợi vẻ đẹp tuổi học trò, vừa lay động người đọc bởi những cung bậc sâu lắng của mùa thi và mùa chia tay. Câu 2: Phương pháp: - Vận dụng kiến thức đã học về viết bài văn nghị luận. - Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng. Cách giải: Có thể triển khai theo hướng: 1. Mở bài - Dẫn dắt vấn đề: Trong thời đại số, nhiều người - đặc biệt là giới trẻ - luôn dán mắt vào màn hình để theo De-Thi.com Bộ đề Văn luyện thi THPT 2025 chuẩn (Có đáp án) - De-Thi.com dõi từng bài đăng, từng “trend” với nỗi lo bị bỏ lỡ. - Nêu vấn đề: FOMO không chỉ khiến ta căng thẳng, mất kết nối với đời thực mà còn khiến ta bỏ lỡ những cơ hội quý giá ngoài đời. 2. Thân bài * Giải thích khái niệm và biểu hiện của FOMO - FOMO (Fear of Missing Out): nỗi sợ bị tụt lại phía sau, bỏ lỡ những nội dung, trải nghiệm mà người khác đang có. - Biểu hiện: liên tục check mạng xã hội, so sánh cuộc sống mình với người khác, mất tập trung, thiếu ngủ, không dám "bỏ lỡ" dù chỉ một buổi livestream, story hay video. - Hệ quả của FOMO với giới trẻ + Ảnh hưởng tâm lý: căng thẳng, lo âu, tự ti, áp lực “phải bằng người ta”. + Ảnh hưởng đời sống thực: bỏ quên học tập, công việc, các mối quan hệ thật; đánh mất sự tập trung và những trải nghiệm quý giá như đọc sách, trò chuyện, phát triển bản thân. + Nguy cơ bỏ lỡ cơ hội lớn: sáng tạo, học bổng, nghề nghiệp... vì mải “trực tuyến” mà không sống hết mình “ngoại tuyến”. - Từ góc nhìn người trẻ: Cần thay đổi ra sao? + Nhận thức rõ mạng xã hội chỉ là một phần nhỏ, không phải toàn bộ đờ: sống. + Biết chọn lọc thông tin, tiết chế thời gian online. + Dành thời gian nhiều hơn cho bản thân, cho gia đình, cho những cơ hội học tập, phát triển thực tế. + Sống sâu sắc hơn với hiện tại, không vì sợ lỡ một trend mà lỡ mất chính mình. HS lấy dẫn chứng minh hoạ phù hợp. 3. Kết bài Khẳng định lại: Điều đáng sợ không phải là bị bỏ lỡ trên mạng, mà là bị bỏ quên trong chính cuộc sống thực của mình. Là người trẻ, hãy dùng công nghệ như công cụ, không để nó chi phối cảm xúc và lựa chọn. Hãy sống tỉnh táo và có mục tiêu. De-Thi.com Bộ đề Văn luyện thi THPT 2025 chuẩn (Có đáp án) - De-Thi.com ĐỀ SỐ 7 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP LẦN 1 NAM ĐỊNH NĂM HỌC 2024-2025 Môn: Ngữ văn – lớp 12 THPT, GDTX ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài: 120 phút.) I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích: (1) Chúng ta sẽ ngày càng dựa vào các thuật toán để đưa ra các quyết định cho mình, nhưng ít có khả năng các thuật toán sẽ bắt đầu điều khiển chúng ta một cách có ý thức. Chúng sẽ không có chút ý thức nào cả. (2) Khoa học giả tưởng có khuynh hướng nhầm lẫn trí thông minh với ý thức và cho rằng để bắt kịp hoặc vượt qua trí thông minh của con người, máy tính sẽ phát triển ý thức. Cốt truyện cơ bản của gần như mọi bộ phim và tiểu thuyết về AI 2 xoay quanh cái giây phút kỳ diệu khi một máy tính hay một robot có được ý thức. Một khi điều đó xảy ra, hoặc là nhân vật chính con người đem lòng yêu robot, hoặc robot cố gắng giết sạch con người; thỉnh thoảng cả hai xảy xa cùng lúc. Nhưng trên thực tế, không có lý do gì để cho rằng trí tuệ nhân tạo sẽ có được ý thức vì trí thông minh và ý thức là hai thứ rất khác nhau. Trí tuệ là khả năng giải quyết vấn đề. Ý thức là khả năng cảm nhận những thứ như đau, vui, yêu và giận. Chúng ta có xu hướng nhầm hai thứ với nhau vì ở con người trí tuệ đi đôi với ý thức. Con người giải quyết hầu hết các vấn đề bằng cách cảm nhận mọi thứ. Tuy nhiên, máy tính lại giải quyết các vấn đề theo một cách rất khác. (3) Có một số con đường khác nhau dẫn đến trí tuệ cao và chỉ vài con đường trong số đó bao gồm việc có được ý thức. Cũng như máy bay bay nhanh hơn chim mà không bao giờ cần mọc lông, máy tính có thể giải quyết vấn đề tốt hơn con người rất nhiều mà không bao giờ cần phát triển cảm giác. Đúng, AI sẽ phải phân tích các cảm giác của con người một cách chính xác để chữa bệnh cho họ, nhận dạng những kẻ khủng bố, gợi ý bạn đời và tìm đường đi lối lại trên một con phố đầy người đi bộ. Nhưng nó có thể làm vậy mà không cần bất cứ cảm xúc gì của riêng nó cả. Một thuật toán không cần cảm thấy vui, giận hay sợ hãi để nhận ra các dạng thức sinh hóa khác nhau của những con linh trưởng đang vui, đang giận hay đang sợ hãi. Dĩ nhiên, không phải hoàn toàn không có khả năng AI phát triển các cảm giác của riêng nó. Chúng ta vẫn không biết đủ nhiều về ý thức để chắc chắn về điều đó. [...] ¹AI: viết tắt của Artificial Intelligence, có nghĩa là trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo. Công nghệ AI là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người. ² Big Data: dữ liệu lớn, một thuật ngữ chỉ tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp mà các ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không xử lý được. De-Thi.com Bộ đề Văn luyện thi THPT 2025 chuẩn (Có đáp án) - De-Thi.com (4) Thực sự là chúng ta không hề biết tiềm năng tối đa của con người là gì vì chúng ta biết quá ít về tâm trí con người. Thế nhưng chúng ta không đầu tư nhiều vào việc khám phá tâm trí con người; thay vào đó, ta tập trung vào tăng tốc độ kết nối Internet và tính hiệu quả của các thuật toán Big Data 3. Nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ trở thành những con người hạ cấp sử dụng sai những máy tính cao cấp để tàn phá bản thân và thế giới. (Theo “21 bài học cho thế kỉ 21”, Yuval Noah Harari, NXB Thế giới, 2020, tr. 95-96) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định luận đề của văn bản. Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả đã sử dụng thao tác nghị luận nào để chỉ ra trí tuệ và ý thức “là hai thứ rất khác nhau”? Câu 3. Nêu tác dụng của các bằng chứng được sử dụng trong đoạn (3). Câu 4. Phân tích lỗi và đề xuất cách sửa lỗi trong câu văn sau: Trong đoạn trích đã thể hiện những hiểu biết sâu sắc và đưa ra những kiến giải thuyết phục về trí tuệ nhân tạo (AI). Câu 5. Lời cảnh báo của tác giả “Nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ trở thành những con người hạ cấp sử dụng sai những máy tính cao cấp để tàn phá bản thân và thế giới” có ý nghĩa như thế nào đối với anh/chị? (Trình bày khoảng 5 - 7 dòng). II. VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Con người hiện nay đang phải đối mặt với nỗi sợ bị thay thế bởi máy móc, tuy nhiên, điều đáng sợ hơn cả nguy cơ ấy là sự máy móc trong tư duy con người. Từ góc nhìn của người trẻ, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về tác hại của sự máy móc trong tư duy con người. Câu 2. (4,0 điểm) Anh chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ sau: CỦI LỬA (Dương Kiều Minh4) Đời con thưa dần mùi khói Mẹ già nua như những buổi chiều ² Big Data: dữ liệu lớn, một thuật ngữ chỉ tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp mà các ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không xử lý được. 4Nhà thơ Dương Kiều Minh(1960-2012) được coi là một gương mặt cách tân sáng danh, một hiện tượng thi ca độc đáo của văn học Việt Nam thời kỳ sau đối mới. Dương Kiều Minh sống cả đời chỉ với thơ, không biết làm gì khác ngoài làm thơ. Đời ông chỉ dành cho thơ ca, ông nghiêm túc và thủy chung với thơ ca đến tận cùng (Nguyễn Quang Thiều). Đến với thơ Dương Kiều Minh là đến với sự tuôn chảy của cảm xúc thăng hoa, của tình yêu bất tận với quê hương, với cuộc đời được thể hiện bằng lối viết dung dị, tài hoa, kiên định hướng những tìm tòi trong thơ về phương Đông cội nguồn. De-Thi.com Bộ đề Văn luyện thi THPT 2025 chuẩn (Có đáp án) - De-Thi.com lăng lắc tuổi xuân, lăng lắc niềm thôn dã bếp lửa ngày đông... Mơ được về bên mẹ ao xưa, mảnh vườn nhỏ ngày xưa bậc thềm dàn dụa trăng mỗi tối Bên những hoàng hôn loang lổ gò đồi mùi lá bạch đàn xộc vào giấc ngủ con về yêu mái rạ cuộc đời Một sớm vắng ùa lên khói bếp về đây củi lửa ngày xưa... (In trong tập Những mảnh ghép của huyền thoại, Nguyễn Thanh Tâm tuyển chọn, NXB Văn học 2024, tr.140) De-Thi.com Bộ đề Văn luyện thi THPT 2025 chuẩn (Có đáp án) - De-Thi.com HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm I. ĐỌC HIỂU 4,0 Luận đề của văn bản: Thuật toán (trí tuệ nhân tạo/AI) không có ý thức như con người. Hướng dẫn chấm: Câu 1 0, 5 Trả lời như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,5 điểm Trả lời sai: 0 điểm Thao tác nghị luận: Giải thích (Trí tuệ là khả năng giải quyết vấn để. Ý thức là khả năng cảm nhận những thứ như đau, vui, yêu và giận) Hướng dẫn chấm: Câu 2 Trả lời như đáp án: cho 0,5 điểm 0,5 Lưu ý: Thí sinh gọi tên đúng tên thao tác nghị luận được sử dụng (Giải thích), không trích dẫn biểu hiện của thao tác trong văn bản cho 0,25 điểm. - Các bằng chứng được sử dụng trong đoạn trích: AI sẽ phải phân tích các cảm giác của con người một cách chính xác để chữa bệnh cho họ, nhận dạng những kẻ khủng bố, gợi ý bạn đời và tìm đường đi lối lại trên một con phố đầy người đi bộ. Nhưng nó có thể làm vậy mà không cần bất cứ cảm xúc gì của riêng nó cả. Một thuật toán không cần cảm thấy vui, giận hay sợ hãi để nhận ra các dạng thức sinh hóa khác nhau của những con linh trưởng đang vui, đang giận hay đang sợ hãi. - Tác dụng: + Làm rõ luận điểm: máy tính có thể giải quyết tốt các vấn đề mà không cần phát triển Câu 3 cảm giác. 1,0 + Làm cho lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Hướng dẫn chấm: Chỉ ra được các bằng chứng: cho 0,25 điểm Nêu tác dụng của các bằng chứng: nêu được 2 ý cho 0,75 điểm; nêu được 1 ý cho 0,5 điểm Lưu ý: Thí sinh chỉ ra các bằng chứng được sử dụng trong đoạn không đầy đủ vẫn cho điểm; thí sinh có cách diễn đạt khác khi nêu tác dụng của bằng chứng nhưng đúng ý vẫn cho điểm. De-Thi.com Bộ đề Văn luyện thi THPT 2025 chuẩn (Có đáp án) - De-Thi.com - Lỗi thành phần câu: Câu viết thiếu chủ ngữ do người viết nhầm lẫn thành phần trạng ngữ với chủ ngữ. - Phương án sửa lỗi: Thí sinh có thể đưa ra những phương án sửa lỗi khác nhau, sau đây là một cách: Trong đoạn trích, tác giả đã thể hiện những hiểu biết sâu sắc và đưa ra những kiến giải thuyết phục về trí tuệ nhân tạo (AI). Câu 4 1,0 Hướng dẫn chấm: Phân tích đúng lỗi của câu: cho 0,5 điểm Đề xuất được cách sửa lỗi: cho 0,5 điểm Lưu ý: Thí sinh chỉ nêu chung chung (VD: câu mắc lỗi ngữ pháp, lỗi thành phần....mà không phân tích cụ thể) cho 0,25 điểm. - Cảnh báo của tác giả: Nếu không cẩn thận, con người sẽ bị phụ thuộc vào trí tuệ nhân tạo và ngày càng kém cỏi trước sự phát triển của trí tuệ nhân tạo. - Trình bày ý nghĩa của lời cảnh báo đối với bản thân, có thể theo hướng: nhận thức được sự cần thiết phải học hỏi, cập nhật để làm chủ công nghệ, không để các thuật toán thao túng, kiểm soát; phát triển năng lực bản thân bằng cách sử dụng trí tuệ nhân Câu 5 1,0 tạo để nâng cao hiệu quả công việc, nâng cao chất lượng đời sống; ... Hướng dẫn chấm: - Nêu nội dung của lời cảnh báo: cho 0,25 điểm. - Nêu ý nghĩa của lời cảnh báo: 0,75 điểm (thuyết phục: 0,75 điểm; phù hợp: 0,5 điểm; sơ sài: 0,25 điểm) II. VIẾT 6,0 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về tác 2,0 hại của sự máy móc trong tư duy con người. a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn. Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, phối hợp, móc xích hoặc song hành. 0,25 Câu 1 Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu đoạn văn không đảm bảo hình thức hoặc dung lượng (khoảng 100 - 300 chữ). b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tác hại của sự máy móc trong tư duy con 0,25 người. c. Viết đoạn văn nghị luận đảm bảo các yêu cầu 1,0 De-Thi.com
File đính kèm:
bo_de_van_luyen_thi_thpt_2025_chuan_co_dap_an.docx