Bộ đề ôn tập cuối kì 2 Ngữ Văn 6 - Cánh Diều (21 Đề chọn lọc kèm đáp án)

docx 87 trang Minh Trúc 30/04/2025 800
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề ôn tập cuối kì 2 Ngữ Văn 6 - Cánh Diều (21 Đề chọn lọc kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề ôn tập cuối kì 2 Ngữ Văn 6 - Cánh Diều (21 Đề chọn lọc kèm đáp án)

Bộ đề ôn tập cuối kì 2 Ngữ Văn 6 - Cánh Diều (21 Đề chọn lọc kèm đáp án)
 Bộ đề ôn tập cuối kì 2 Ngữ Văn 6 - Cánh Diều (21 Đề chọn lọc kèm đáp án) - De-Thi.com
0,25 Xác định đúng yêu cầu của đề. Đóng vai nhân vật, kể lại một 
0,0 Không xác định đúng yêu cầu của đề. truyện Truyền thuyết, Cổ tích mà 
 em yêu thích (Yêu cầu truyện 
 ngoài SGK)
3. Đóng vai nhân vật, kể lại một truyện Truyền thuyết, Cổ tích mà em yêu thích (Yêu cầu truyện 
ngoài SGK)
2.25 - Kể đúng câu chuyện theo yêu cầu của đề Một số gợi ý cơ bản:
 - Nội dung câu chuyện: khi kể có tưởng 1. Mở bài: Đóng vai nhân vật 
 tượng sáng tạo thêm nhưng không thoát ly tự giới thiệu sơ lược về mình 
 truyện gốc; nội dung được kể không làm sai và câu chuyện định kể.
 lạc nội dung vốn có của truyện. Có yếu tố 2. Thân bài
 miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể - Kể lại diễn biến câu chuyện:
 hiện cảm xúc của nhân vật.
 + Xuất thân của các nhân vật.
 - Tính liên kết của câu chuyện: sắp xếp hợp 
 + Hoàn cảnh diễn ra câu 
 lí các sự việc, chi tiết và đảm bảo sự kết nối 
 chuyện.
 giữa các phần.
 - Ngôi kể: đóng vai một nhân vật trong truyện để + Diễn biến chính: SV1+ SV2 + 
 kể lại câu chuyện nhất quán ngôi thứ nhất của SV3...
 nhân vật được đóng vai. Lưu ý khi viết bài: Dựa vào 
 truyện gốc: nhân vật, sự
1.25-2.0 - Nội dung câu chuyện: đảm bảo nội dung 
 truyện gốc nhưng tính sáng tạo chưa cao. kiện, ngôn ngữ...
 Có yếu tố miêu tả, biểu cảm nhưng chưa 
 sinh động và giàu cảm xúc. *Có thể sáng tạo: chi tiết hoá 
 những chi tiết còn chung 
 - Tính liên kết của câu chuyện: sắp xếp chung; gia tăng yếu tố kì ảo, 
 trình tự còn đôi chỗ chưa chặt chẽ, thiếu tưởng tượng; tăng cường bộc 
 logic. lộ suy nghĩ, cảm xúc, đánh giá 
 - Ngôi kể: dùng ngôi kể thứ nhất nhưng đôi của người kể chuyện; tăng 
 chỗ chưa nhất quán trong toàn câu chuyện thêm miêu tả, bình luận, liên 
 còn lẫn lộn giữa ngôi thứ nhất và ngôi thứ tưởng...
 ba của nhân vật được đóng vai. 3. Kết bài: Kết thúc câu chuyện 
0.25-1.0 - - Nội dung câu chuyện: câu chuyện kể chưa rõ và nêu bài học được rút ra từ câu 
 ràng, nội dung chưa đầy đủ, chi tiết vụn vặt chuyện.
 Yếu tố miêu tả và biểu cảm còn sơ sài.
 - - Tính liên kết của câu chuyện: các sự việc, chi 
 tiết chưa thể hiện được sự liên kết thiếu chặt chẽ 
 và logic.
 - - Ngôi kể: dùng ngôi kể thứ nhất nhưng nhiều 
 chỗ chưa nhất quán trong toàn câu chuyện còn 
 De-Thi.com Bộ đề ôn tập cuối kì 2 Ngữ Văn 6 - Cánh Diều (21 Đề chọn lọc kèm đáp án) - De-Thi.com
 lẫn lộn giữa ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba của 
 nhân vật được đóng vai hoặc kể ngôi thứ ba 
 trong toàn câu chuyện.
0.0 Chưa rõ nội dung câu chuyện, viết tản mạn, vụn 
 vặt; chưa có sự kiện hay chi tiết rõ ràng, cụ thể.
 Chưa biết dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất.
 Chuyện kể không phải là truyện dân gian hoặc 
 không làm bài.
4. Trình bày, diễn đạt
0.5 - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng đảm bảo sự logic giữa các câu, các đoạn 
 trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
 - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch, xóa 
0.25 - Vốn từ ngữ khá, kiểu câu đa dạng đảm bảo sự logic giữa các câu, các đoạn trong 
 bài văn. Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
 - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày khá sạch sẽ, ít gạch, xóa 
0.0 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
 - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, bài văn trình bày chưa sạch sẽ 
5. Sáng tạo
0.5 Có sáng tạo trong cách tóm tắt và diễn đạt.
0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét.
0.0 Chưa có sự sáng tạo.
 De-Thi.com Bộ đề ôn tập cuối kì 2 Ngữ Văn 6 - Cánh Diều (21 Đề chọn lọc kèm đáp án) - De-Thi.com
 ĐỀ SỐ 9
 PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC ĐỀ KHẢO SÁT HỌC KÌ II
 TRƯỜNG THCS HỒNG CHÂU MÔN: NGỮ VĂN, KHỐI 6
 (Thời gian 90 phút, không kể thời gian giao đề)
 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
 Đọc đoạn thơ sau:
 Mẹ ru khúc hát ngày xưa
 Qua bao nắng sớm chiều mưa vẫn còn.
 Chân trần mẹ lội đầu non
 Che dông giữ tiếng cười giòn cho ai 
 Vì ai chân mẹ dẫm gai
 Vì ai tất tả vì ai dãi dầu
 Vì ai áo mẹ phai mầu
 Vì ai thao thức bạc đầu vì ai?
 (Ca dao và mẹ, Bùi Nguyễn Trường Kiên, Quê nhà nỗi nhớ, NXB Trẻ,2003)
Trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 8 bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
 A. Thơ tự do. B. Thơ lục bát. 
 C. Thơ sáu chữ. D. Thơ tám chữ.
Câu 2. Chủ đề của đoạn thơ là gì?
 A. Tình cảm vợ chồng. B. Tình yêu quê hương đất nước.
 C. Tình yêu thiên nhiên. D. Tình mẫu tử. 
Câu 3. Từ “ai” trong đoạn thơ thuộc từ loại nào?
 A. Đại từ B. Tính từ.
 C. Động từ. D. Danh từ
Câu 4. Hai câu thơ Vì ai tất tả vì ai dãi dầu - Vì ai thao thức bạc đầu vì ai? sử dụng biện pháp tu 
từ nổi bật nào?
 A. Ẩn dụ. B. So sánh. 
 C. Điệp ngữ. D. Nhân hóa.
Câu 5. Dòng hồi tưởng về mẹ trong đoạn thơ trên được tác giả tái hiện trong khoảng thời gian 
nào?
 A. Thời thơ ấu. B. Lúc con đã trưởng thành.
 C. Lúc mẹ đã đi xa. D. Lúc con trở về quê hương.
Câu 6. Vì sao mở đầu đoạn thơ trên, tác giả nhắc tới lời ru của mẹ?
 De-Thi.com Bộ đề ôn tập cuối kì 2 Ngữ Văn 6 - Cánh Diều (21 Đề chọn lọc kèm đáp án) - De-Thi.com
 A. Vì lời ru nuôi lớn con người cả tâm hồn và thể xác.
 B. Vì lời ru là biểu hiện sâu sắc của tình mẫu tử.
 C. Vì lời ru là âm thanh ngọt ngào thân thuộc nhất trong cuộc đời của mỗi con người.
 D. Vì lời ru của mẹ chứa đựng cả cuộc đời và tình yêu thương vô bờ của mẹ dành cho con.
Câu 7. Cụm từ nắng sớm chiều mưa trong đoạn thơ thể hiện điều gì?
 A. Thời gian dừng lại.
 B. Thời gian trôi nhanh.
 C. Biểu thị sự khó khăn vất vả của mẹ.
 D. Lời ru của mẹ qua tháng năm vẫn trường tồn bất biến.
Câu 8. Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?
 A. Hình ảnh người mẹ lam lũ, tảo tần.
 B. Người mẹ mong cho con có cuộc sống đầy đủ, ấm no.
 C. Ca ngợi sự hi sinh lớn lao của người mẹ dành cho con.
 D. Ca ngợi lời ru của mẹ.
Thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Em có nhận xét gì về tình cảm của người con với người mẹ trong đoạn thơ?
Câu 10. Hãy rút ra bài học tâm đắc nhất sau khi đọc đoạn thơ trên?
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (4.0 điểm)
 Đóng vai một nhân vật trong truyện cổ tích mà em yêu thích và kể lại.
 De-Thi.com Bộ đề ôn tập cuối kì 2 Ngữ Văn 6 - Cánh Diều (21 Đề chọn lọc kèm đáp án) - De-Thi.com
 HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần Câu Nội dung Điểm
 I ĐỌC HIỂU 6,0
 1 B 0,5
 2 D 0,5
 3 A 0,5
 4 C 0,5
 5 A 0,5
 6 D 0,5
 7 D 0,5
 8 C 0,5
 9 - HS nêu nhận xét về tình cảm của người con đối với mẹ trong đoạn thơ: 1,0
 Yêu thương kính trọng, biết ơn mẹ 
 10 - HS nêu được bài học tâm đắc sau khi đọc đoạn thơ trên: 1,0
 + Trân trọng tình mẫu tử, tình cảm gia đình thiêng liêng
 + Vun đắp tình mẫu tử, tình cảm gia đình ngày càng tốt đẹp, hạnh phúc 
 II VIẾT 4,0
 Đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích. 0,25
 a. Đảm bảo cấu trúc bài : Bài văn viết đảm bảo có bố cục 3 phần (Mở bài; 
 Thân bài; Kết bài)
 b. Xác định đúng vấn đề cần kể: Đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích. 0,25
 Vận dụng tốt cách làm bài văn tự sự. Học sinh có thể tổ chức bài làm theo 3,0
 nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:
 * Mở bài: Đóng vai nhân vật để giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện 
 định kể.
 * Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện: 0.5
 - Xuất thân của các nhân vật.
 - Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.
 - Diễn biến chính:
 + SV1 
 + SV2 2.0
 + SV3 
 De-Thi.com Bộ đề ôn tập cuối kì 2 Ngữ Văn 6 - Cánh Diều (21 Đề chọn lọc kèm đáp án) - De-Thi.com
 * Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện
 (Học sinh có sáng tạo trong lời kể, sử dụng hiệu quả cách kết hợp yếu tố 
 0.5
 miêu tả, biểu cảm,...trong quá trình kể)
 c. Chính tả, dùng từ, đặt câu. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25
 d. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo. 0,25
 De-Thi.com Bộ đề ôn tập cuối kì 2 Ngữ Văn 6 - Cánh Diều (21 Đề chọn lọc kèm đáp án) - De-Thi.com
 ĐỀ SỐ 10
 PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG HƯNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
 TRƯỜNG THCS TRỌNG QUAN Môn: Ngữ Văn 6
 Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
 (1) Tri thức là vô hạn nên chẳng ai có thể biết được tất cả một cách toàn diện và chắc chắn cả. (2) Vì 
vậy, hãy không ngừng tìm kiếm và học hỏi về những điều mình chưa biết. 
 (3) Cuộc sống luôn ẩn chứa những bài học mà chúng ta cần nắm bắt để trau dồi và hoàn thiện 
mình hơn. 
 (4) Bức tranh đẹp nhất luôn là tác phẩm mà chưa người hoạ sĩ nào hoàn thành. (5) Vì vậy, hãy cứ 
mạnh dạn vẽ nên bức tranh ấy.
 (6) Kỷ lục thể thao vĩ đại nhất là kỷ lục chưa được tạo lập, do đó, hãy biết ước mơ làm nên những 
việc lớn. 
 (7) Hãy sống mỗi ngày như thế đó, đó là ngày cuối cùng ta được sống trên thế gian này. 
 (8) Khi từ giã cõi đời, con người ta thường không hối tiếc về những điều mà mình làm, mà lại tiếc 
nuối về những điều chưa làm được. (9) Hãy sống sao cho khi mất đi, ta có thể mỉm cười mãn nguyện. 
 (10) Cuối cùng, tôi phải thú nhận rằng tôi chẳng hiểu mấy về những cấu trúc nguyên tử hình thành 
nên vật chất và con người. (11) Điều tôi biết, chỉ đơn giản, kết quả của sự kết hợp tế bào, nhiễm sắc thể, 
gen di truyền phức tạp ấy từng là con người rất khác nhau. (12) Và rằng, sự có mặt của mỗi người 
chúng ta trên thế giới này đều có một ý nghĩa nhất định nào đó. (13) Một khi thời gian sống của ta không 
còn nữa, chẳng ai khác có thể lấp được khoảng trống mỗi chúng ta để lại phía sau mình. 
 (14) Xuất phát của chúng ta về mặt sinh học có thể giống nhau, nhưng mỗi người có quyền và khả 
năng riêng để tạo sự khác biệt độc đáo cho mình. (15) Đó sẽ là điều gì thì tùy vào chính bạn. 
 (Trích “Hạt giống tâm hồn”, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, tr.140,141)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? 
A. Tự sự C. Nghị luận
B. Miêu tả D. Biểu cảm
Câu 2. Theo văn bản, vì sao tác giả lại khuyên: “hãy không ngừng tìm kiếm và học hỏi về những điều 
mình chưa biết”? 
A. Tri thức là vô hạn nên chẳng ai có thể biết được C. Hãy sống sao cho khi mất đi, ta có thể mỉm cười 
tất cả một cách toàn diện và chắc chắn cả. mãn nguyện.
B. Cuộc sống luôn ẩn chứa những bài học mà D. Hãy sống mỗi ngày như thế đó, đó là ngày cuối 
chúng ta cần nắm bắt để trau dồi và hoàn thiện cùng ta cùng được sống trên thế gian này.
mình hơn. 
Câu 3. Đoạn trích trên bàn về vấn đề gì? 
A. Ý thức chia sẻ, giúp đỡ mọi người. C. Ý thức tham gia hoạt động tập thể.
B. Ý thức học hỏi, vươn lên trong cuộc sống. D. Ý thức làm những điều tốt đẹp.
Câu 4. Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “kỷ lục” trong câu 6? 
A. Mức thành tích cao nhất từ trước tới nay chưa ai C. Mức thành tích nhiều người đạt được.
đạt được. 
 De-Thi.com Bộ đề ôn tập cuối kì 2 Ngữ Văn 6 - Cánh Diều (21 Đề chọn lọc kèm đáp án) - De-Thi.com
B. Mức thành tích cao nhất trong một cuộc thi. D. Kết quả làm hài lòng nhiều người.
Câu 5. Trạng ngữ trong câu văn (8) được dùng để làm gì? 
A. Chỉ nguyên nhân. C. Chỉ mục đích.
B. Chỉ thời gian. D. Chỉ phương tiện.
Câu 6. Dòng nào dưới đây không diễn tả đúng lí do tác giả cho rằng: cuộc sống luôn ẩn chứa những bài 
học mà chúng ta cần nắm bắt? 
A. Vì cuộc sống luôn chứa đựng những C. Vì cuộc sống luôn thay đổi và phát 
điều kì diệu. triển.
B. Vì thực tế cuộc sống sẽ giúp chúng ta D. Vì các vấn đề trong cuộc sống là nhẹ 
trải nghiệm và trưởng thành. nhàng và đơn giản.
Câu 7. Trong các từ sau đây, từ nào là từ ghép? 
A. Nhẹ nhàng C. Xinh xắn
B. Học hỏi D. Rì rào
Câu 8. Ngụ ý của tác giả trong câu văn (7) là gì? 
A. Hãy luôn hưởng thụ cuộc sống mỗi ngày. C. Sống vui vẻ, thoải mái mỗi ngày.
B. Hãy sống biết yêu thương và chia sẻ. D. Hãy sống tích cực, cống hiến hết mình trong 
 mỗi ngày.
Câu 9. Em có đồng ý với ý kiến“hãy không ngừng tìm kiếm và học hỏi về những điều mình chưa biết” 
không? Vì sao? 
Câu 10. Em rút ra bài học gì cho bản thân từ đoạn trích trên? 
II. Viết (4 điểm)
Hiện nay, ở trường học có rất nhiều vấn đề đáng để các em quan tâm. Trong đó, vấn đề “bạo lực học 
đường” đang là một vấn đề thu hút sự chú ý của toàn xã hội. Em hãy niết bài văn trình bày suy nghĩ của 
mình về vấn đề trên.
 -HẾT-
 De-Thi.com Bộ đề ôn tập cuối kì 2 Ngữ Văn 6 - Cánh Diều (21 Đề chọn lọc kèm đáp án) - De-Thi.com
 HƯỚNG DẪN CHẤM
 Phần Câu Nội dung Điểm
 I ĐỌC HIỂU 6,0
 1 C 0,5
 2 A 0,5
 3 B 0,5
 4 A 0,5
 5 B 0,5
 6 D 0,5
 7 B 0,5
 8 D 0,5
 9 Học sinh nêu được quan điểm riêng của bản thân: đồng ý. 0,5
 Học sinh có thể lí giải theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo một số ý 0,5
 chính:
 + Tri thức của loài người là vô tận, những hiểu biết của mỗi chúng ta chỉ là một 
 phần rất nhỏ bé trong đó
 + Luôn tìm kiếm và học hỏi về những điều mình chưa biết sẽ giúp trang bị cho 
 bản thân thêm kiến thức, kĩ năng 
 + Tìm kiếm và học hỏi sẽ giúp chúng ta tiến bộ mỗi ngày 
 + Nếu không học hỏi thì chúng ta sẽ trở nên ngày càng kém hiểu biết, lạc hậu, đi 
 ngược lại xu thế của nhân loại ..
 HS trả lời được từ 2 ý trở lên được điểm tối đa (0,5 đ)
 10 Học sinh nêu được cụ thể bài học rút ra từ văn bản. 1,0
 Học sinh có thể lí giải theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo một số ý 
 chính:
 + Em sẽ luôn cố gắng tìm kiếm và học hỏi những điều mới mỗi ngày
 + Sống tích cực và cống hiến hết mình 
 HS trả lời được từ 2 ý trở lên đạt điểm tối đa
Phần II
Dàn ý
1. Mở bài
- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Bạo lực học đường.
- Có chiều hướng gia tăng trong những năm gần, diễn biến hết sức phức tạp. 
2. Thân bài
a. Giải thích khái niệm
- Bạo lực học đường được hiểu là những hành vi sai trái, dùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học 
sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh hoặc thậm chí là học sinh dành cho giáo viên. Bạo lực 
học đường là vấn nạn của giáo dục, mặc dù đã tìm phương hướng khắc phục tuy nhiên chỉ làm thuyên giảm 
chứ chưa giải quyết được triệt để.
- HS nêu ý kiến: Theo em, bạo lực học đường là một hành vi xấu, thiếu văn minh và cần được loại bỏ vĩnh 
viễn ra khỏi môi trường học đường.
b. Hiện trạng
– Bao gồm:
+ Bạo lực về thể chất những hành vi gây đau đớn về mặt thể xác cho người bị hại (đánh đập gây thương 
tích cho người bị hại).
 De-Thi.com Bộ đề ôn tập cuối kì 2 Ngữ Văn 6 - Cánh Diều (21 Đề chọn lọc kèm đáp án) - De-Thi.com
+ Bạo lực về mặt tâm lý tấn công bằng lời nói, dùng lời lẽ xúc phạm tổn thương người bị hại.
+ Bạo lực mạng
– Những số liệu cụ thể về vấn nạn này: Mỗi ngày bình quân có năm vụ đánh nhau, cứ 11.000 em học sinh 
thì có một em bị thôi học vì đánh nhau. 
- Tình trạng giáo viên sử dụng những lời nói xúc phạm hay sử dụng vũ lực để răn đe và dạy dỗ học sinh 
xảy ra rất thường xuyên.
- Hiện nay còn xảy ra tình trạng học sinh vô lễ với giáo viên. Thậm chí còn có hành vi hành hung giáo 
viên.
c. Nguyên nhân
– Khách quan:
+ Tác dụng của truyện tranh, phim ảnh, những hành động bạo lực diễn ra trong cuộc sống.
+ Thiếu sự quan tâm của gia đình, người thân trong xã hội.
+ Sự thờ ơ dửng dưng của những người chứng kiến sự việc.
– Chủ quan:
+ Quan niệm sai lầm trong cách nghĩ là bắt nạt người khác sẽ trưởng thành hơn.
+ Sự nhận thức chưa đầy đủ về hậu quả của người gây ra bạo lực.
+ Bắt nạt người khác để thể hiện bản thân trước bạn bè đồng trang lứa.
d. Hậu quả
- Với người bị hành hung bạo lực gây ảnh hưởng về thể chất và tinh thần thậm chí là tính mạng. 
- Người hành hung sẽ làm cho chính bản thân mình bị gián đoạn hoặc mất cơ hội học tập, kết quả học tập 
sa sút hơn bạn bè.
- Đối với xã hội đánh mất đi vẻ đẹp trong sáng về đạo đức của học sinh, là một trong những hành vi vi 
phạm pháp luật chưa đủ tuổi vị thành niên.
- Làm ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục.
- Mất niềm tin của phụ huynh học sinh.
- Uy tín của nhà trường bị giảm sút.
e. Giải pháp
– Về phía gia đình:
+ Cần có nhiều thời gian quan tâm con mình hơn không nên quá lo toan mưu sinh cuộc sống kiếm tiền 
mà bỏ bê con cái, cần dành thời gian tâm sự, chia sẻ, quan tâm con cái mình.
+ Khi còn nhỏ thấy trẻ bắt nạt đánh bạn thì nên ngăn cản ngay và phân tích cho trẻ hiểu.
– Về phía nhà trường và xã hội:
+ Nâng cao ý thức của học sinh thông qua các buổi học ngoại khóa.
+ Ra sức tuyên truyền rằng bạo lực không phải là cách duy nhất để giải quyết vấn đề, khuyên học sinh 
nên dùng lời nói thay vì dùng bạo lực.
+ Phê phán, tố cáo các hành vi hành hung trong trường học, không vô cảm trước những hành vi xấu này 
mà hãy giải thích can ngăn.
+ Đề ra những hình thức kỷ luật nghiêm minh đúng đắn công bằng đối với những hành vi sử dụng bạo lực 
trong trường học để răn đe khiến học sinh thay đổi tư duy dùng bạo lực để giải quyết của mình.
 3. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.
- Liên hệ bản thân.
- Kêu gọi mọi người xung quanh chống lại các hành vi bạo lực.
 De-Thi.com

File đính kèm:

  • docxbo_de_on_tap_cuoi_ki_2_ngu_van_6_canh_dieu_21_de_chon_loc_ke.docx