Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Sinh học 10 cấp Trường (Kèm đáp án)
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Sinh học 10 cấp Trường (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Sinh học 10 cấp Trường (Kèm đáp án)

Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Sinh học 10 cấp Trường (Kèm đáp án) - De-Thi.com C. Có DNA dạng vòng và riboxom. D. Được sinh ra bằng hình thức phân đôi. Câu 26. Bằng phương pháp nhân bản vô tính động vật, người ta đã chuyển nhân của tế bào sinh dưỡng của giống cừu mặt trắng vào trứng (đã bị mất nhân) của giống cừu mặt đen. Nuôi cấy tế bào này trong môi trường đặc biệt sau đó cấy vào tử cung của cừu mang thai hộ thì nó phát triển thành cừu con có mặt trắng. Thí nghiệm này cho phép kết luận: A. Cả nhân và tế bào chất đều đóng vai trò ngang nhau trong việc quy định kiểu hình. B. Kiểu hình của cơ thể chủ yếu do yếu tố di truyền có trong nhân tế bào quyết định. C. Kiểu hình của cơ thể phụ thuộc chủ yếu vào môi trường mà ít phụ thuộc kiểu gen. D. Kiểu hình của cơ thể chủ yếu do yếu tố có trong tế bào chất đóng vai trò quyết định. Câu 27. Loại nucleic acid nào tồn tại trong cấu trúc của ribosome? A. mRNA. B. DNA. C. tRNA. D. rRNA. Câu 28. Một gen có chiều dài 408nm và số nucleotide loại A chiếm 20% tổng số nucleotide l của gen. Trên mạch 1 của gen có 200T và số nuclêôtit loại G chiếm 15% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 9 23 23 I. Ti lệ 1 = . II. Tỉ lệ 1 1 = III. Ti lệ 2 2 = IV. Ti lệ = 1. 1 14 1 1 57 2 2 37 A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 29. Bệnh thiếu máu ở người do thiếu nguyên tố khoáng nào sau đây? A. Oxygen (O). B. Calcium (Ca). C. Sắt (Fe). D. Iodine (I). Câu 30. Một phân tử RNA có tỉ lệ các loại ribonucleotide là: A = U/2 = G/3 = C/4. Được tạo ra từ một gen Y có chiều dài 5100 Å. Cho các kết luận sau về gen mã hóa và phân tử RNA: (1) Phân tử RNA có tổng số 1500 liên kết cộng hóa trị giữa các ribonucleotide. (2) Tỉ lệ % các nucleotide của gen Y nói trên là: %A = 15%, %G = 35%. (3) Các nucleotide trên gen Y và các ribonucleotide trên RNA chỉ khác nhau ở các nitrogenous base. (4) Số liên kết hydrogen trên phân tử RNA bằng 4050 liên kết. Số kết luận đúng là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 31. Cho trình tự một mạch của DNA như sau: TACGGACATT. Nhận định nào sau đây không đúng? A. Nếu mạch này có chiều 3’ – 5’ thì mạch còn lại có chiều 5’ – 3’. B. Tổng số liên kết hydrogen của đoạn DNA trên là 26. C. Trình tự các nucleotide của mạch còn lại là ATGCCTGTAA. D. Đoạn DNA trên có thể tạo nên một chu kì xoắn. Câu 32. Đơn phân của DNA là A. axit béo B. glucose C. nucleotitde D. amino acid Câu 33. Nhân của tế bào nhân thực không có đặc điểm nào sau đây? A. Nhân chứa chất nhiễm sắc gồm DNA liên kết với protein. B. Màng nhân có nhiều lỗ nhỏ để trao đổi chất với ngoài nhân. C. Nhân chứa nhiều phân tử DNA dạng vòng, trần. De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Sinh học 10 cấp Trường (Kèm đáp án) - De-Thi.com D. Nhân được bao bọc bởi lớp màng kép phospholipid. Câu 34. Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy. Dưới đây là nhiệt độ nóng chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được ký hiệu từ A đến E như sau: A = 360C; B = 78oC; C = 55oC; D = 83oC; E = 44oC. Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây là đúng nhất liên quan đến tỷ lệ các loại (A + T)/ (G+X) tổng số nucleotit của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự giảm dần? A. A E C B D B. D B C E A C. A B C D E D. D E B A C Câu 35. Hình nào sau đây mô tả đúng cấu tạo đơn phân của nucleic acid ? Hình I Hình II Hình III Hình IV A. Hình I B. Hình II C. Hình IV D. Hình III Câu 36. Hình bên dưới mô tả cấu trúc 2 phân tử nước. Dựa vào hình cho biết trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? Y X I. Mỗi phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử H và hai nguyên tử O II. Y là nguyên tử oxygen được nhận electron nên mang điện tích âm. III. X là liên kết cộng hoá trị được hình thành giữa nguyên tử H và nguyên tử O. IV. Mỗi phân tử nước đều có tính phân cực: phía các nguyên tử hydrogen tích điện dương, phía các nguyên tử oxygen tích điện âm. A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 37. Cho các đặc điểm sau: (1) Hệ thống nội màng (2) Khung xương tế bào (3) Các bào quan có màng bao bọc (4) Riboxom và các hạt dự trữ Có mấy đặc điểm thuộc về tế bào nhân sơ? A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 38. Khi nói về vai trò của dầu mỡ, phát biểu nào sau đây đúng? A. Hoà tan nhiều loại vitamin quan trọng với cơ thể như vitamin A,B,C,K, De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Sinh học 10 cấp Trường (Kèm đáp án) - De-Thi.com B. Lạc đà dự trữ mỡ chủ yếu để cung cấp năng lượng giúp chúng có thể đi trong sa mạc nhiều ngày. C. Lớp mỡ dưới da là lớp cách nhiệt có vai trò giữ ấm cho cơ thể người và động vật xứ lạnh. D. Là nguyên liệu chính cấu tạo nên màng của các loại tế bào. Câu 39. Sự phát triển của sinh học góp phần bảo vệ môi trường được thể hiện qua bao nhiêu thành tựu trong các thành tựu sau đây? (1) Sử dụng vi sinh vật để xử lí dầu tràn trên biển. (2) Sử dụng vi khuẩn để làm sạch nước nhiễm thủy ngân, chì, sắt. (3) Phân hủy rác để tạo phân bón sinh học. (4) Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học. A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 40. Vì sao ở nhiệt độ thường, dầu thực vật ở trạng thái lỏng? A. Vì dầu thực vật dễ nóng chảy, nhẹ hơn nước và không tan trong nước. B. Vì dầu thực vật chứa các acid béo không no. C. Vì dầu thực vật chứa các acid béo no. D. Vì dầu thực vật chứa chủ yếu các gốc acid béo thơm. Câu 41. Khi nói về mô hình cấu trúc ADN do J.Watson và C.Crick công bố năm 1953, trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng? I. ADN được cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung: trên cùng 1 mạch A liên kết với T bằng 2 liên kết hydro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hydro. II. ADN gồm hai mạch đối song song: 5’OH – 3’P và 3’OH – 5’P, xoắn đều xung quanh một trục. III . Mỗi chu kì xoắn dài 34Ao gồm 20 nucleotide và có tỉ lệ đặc thù. IV. Các nucleotide trên cùng mạch liên kết với nhau bằng liên kết yếu hydrogen, điều này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nhân đôi ADN. A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 42. Galactose có nhiều trong A. sữa động vật. B. gạo. C. mật ong. D. quả chín. Câu 43. Một gen có hiệu số giữa nuclêôtit loại T với một loại nuclêôtit khác bằng 10% và chứa 3600 liên kết hydrogen. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là A. A = T = 1050, G = C = 450. B. A = T = 900, G = C = 600. C. A = T = 600, G = C = 900. D. A = T = 1200, G = C = 300. Câu 44. Trong cơ thể người, nguyên tố nào dưới đây là nguyên tố vi lượng? A. Ca. B. I. C. Na. D. K. Câu 45. Cấp độ tổ chức sống cơ bản nhất của thế giới sống là A. quần thể. B. cơ thể. C. hệ sinh thái. D. tế bào. Câu 46. Khi hàm lượng colesteron trong máu vượt quá mức cho phép, người ta dễ bị các bệnh về tim mạch. Colesteron được tổng hợp ở bộ phận nào dưới đây? A. Lizoxom. B. Lưới nội chất trơn. C. Bộ máy Gôngi. D. Lưới nội chất hạt. Câu 47. Một con robot cũng có khả năng di chuyển, tương tác với môi trường xung quanh, thậm chí có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo để trả lời các câu hỏi và đưa ra lời khuyên hữu ích cho các bác sĩ trong việc điều De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Sinh học 10 cấp Trường (Kèm đáp án) - De-Thi.com trị bệnh. Robot có bao nhiêu đặc điểm sau giống với các đặc trưng cơ bản của thế giới sống? I. Cảm ứng II. Sinh sản III. Hệ thống mở, tự điều chỉnh IV. Chuyển hoá vật chất và năng lượng V. Liên tục tiến hoá VI. Sinh trưởng và phát triển A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 48. Phân tử nào dưới đây khi thủy phân không giải phóng đường glucose? A. chitin. B. cellulose. C. glycogen. D. phospholipid. Câu 49. Hình ảnh sau đây mô tả cấu trúc của phân tử sinh học nào? A. DNA. B. Protein. C. Sucrose. D. Phospholipid. Câu 50. Nguyên tắc bổ sung không thể hiện trong cấu trúc phân tử nào sau đây? A. m RNA. B. rRNA. C. t RNA. D. DNA. ĐÁP ÁN 1. B 2. A 3. C 4. A 5. A 6. D 7. A 8. D 9. C 10. B 11. C 12. D 13. C 14. D 15. B 16. A 17. C 18. B 19. C 20. A 21. C 22. B 23. A 24. C 25. A 26. B 27. D 28. D 29. C 30. D 31. B 32. C 33. C 34. A 35. B 36. C 37. A 38. C 39. B 40. B 41. D 42. A 43. B 44. B 45. D 46. B 47. D 48. D 49. C 50. A De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Sinh học 10 cấp Trường (Kèm đáp án) - De-Thi.com ĐỀ SỐ 5 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THPT PHÙNG KHẮC KHOAN ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC. LỚP 10 THẠCH THẤT Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề Câu I. (4,0 điểm) 1. Trong những chất hữu cơ cấu tạo nên tế bào là lipid, DNA, protein, cacbohydrate, những chất nào có liên kết hydrogen? Nêu khái quát vai trò của liên kết hydrogen trong các chất đó? 2. Cho hỗn hợp các chất sau: α- glucose, β – glucose, amino acid, fructose, ribose, glyceride, acid béo, nitrogenous base, deoxyribose. Từ các hợp chất trên có thể tổng hợp được các phân tử, cấu trúc nào trong các phân tử, cấu trúc sau: Tinh bột, xenlulose, photpholipid, Triglyceride, DNA, RNA, saccarose, chuỗipolypeptide? Giải thích? Câu II. (2,0 điểm) Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích? a) Cellulose là thành phần chính của màng tế bào thực vật, gồm nhiều đơn phân cùng loại là glucose liên kết với nhau bằng liên kết 1,4 glycoside. b) Sap là một loại polysaccharide có chức năng hạn chế sự thoát hơi nước của cây. c) Các phân tử sinh học: carbohydrate, protein, nucleic acid và lipid đều là những đại phân tử có cấu trúc đa phân. d) Tế bào thực vật để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên và bị vỡ ra. e) Các tế bào có thể nhận biết nhau do màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là prôtêin bám màng. g) Ở tế bào nhân thực, ti thể là bào quan duy nhất có khả năng tổng hợp ATP. h) Tế bào bạch cầu ở người có khả năng thay đổi hình dạng nhưng vẫn hoạt động bình thường. i) Ribôxôm 70s chỉ có ở tế bào vi khuẩn. Câu III. (4,0 điểm) 1. Nêu điểm giống, khác nhau cơ bản về cấu tạo của tế bào động vật và tế bào thực vật? Ý nghĩa của sự giống và khác nhau đó? 2. Cho các hình vẽ về cấu trúc màng sinh chất (A, B, C, D và E) dưới đây: a. Gọi tên các thành phần tương ứng được kí hiệu (1), (2), (3) và (4) ở các hình trên? b. Tương ứng với mỗi hình trên, hãy nêu chức năng của protein trong màng sinh chất? 3. Insulin là hormone nội tiết (có bản chất protein) được tổng hợp từ tế bào tuyến tụy, tác động đến các tế bào gan, cơ, mỡ để tham gia điều chỉnh lượng glucose trong máu. Hãy cho biết trong tế bào tuyến tụy, Insulin được tổng hợp ở đâu và phân phối theo con đường vận chuyển nào để ra khỏi tế bào đi vào máu thực hiện chức năng?. De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Sinh học 10 cấp Trường (Kèm đáp án) - De-Thi.com Câu IV. (3,0 điểm) 1. Các chất O2, CO2 , H2O, K+, Na+ , amino acid, glucose có thể vận chuyển qua màng sinh chất bằng cách nào? Giải thích? 2. Hoạt động của một loại enzym được thể hiện trong các trường hợp khác nhau A, B, C ở hình dưới đây (trong trường hợp hình A, enzym hoạt động bình thường). Nêu những điểm giống và khác nhau về tác động của chất X và chất Y đến hoạt động của enzym trong hai hình B và C. Câu V. (3,0 điểm) 1. Vận dụng những hiểu biết về trao đổi chất qua màng sinh chất. Hãy cho biết điều gì sẽ xảy ra với tế bào máu: nếu lượng nước trong máu bị giảm nhiều; nếu lượng nước trong máu tăng lên nhiều? Biện pháp khắc phục là gì? Trong mỗi trường hợp đó, cơ thể điều hòa bằng cách nào? 2. Giải thích vì sao khi muối chua rau quả người ta thường đổ ngập nước và đậy kín? Câu VI. (4,0 điểm) 1. Thời gian diễn ra pha G1 có gì khác nhau ở các tế bào sau đây: tế bào hồng cầu, tế bào vi khuẩn, tế bào ung thư, tế bào thần kinh. Giải thích? 2. Quan sát 6 tế bào của một loài sinh vật có bộ NST 2n = 14, đang nguyên phân một số lần như nhau người ta thấy có 2688 NST ở trạng thái đơn, đóng xoắn và đang phân li về hai cực tế bào. Em hãy xác định tại thời điểm quan sát, tế bào đang ở kỳ nào và lần nguyên phân thứ mấy? ------------- HẾT ------------- (Thí sinh không dùng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Sinh học 10 cấp Trường (Kèm đáp án) - De-Thi.com HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU NỘI DUNG ĐIỂM * DNA, protein, cacbohidrate có liên kết hydrgen. (0,5 đ) (Nếu thí sinh trả lời đúng 1 chất được 0,25 điểm, 2 đến 3 chất được 0,5 điểm) *Vai trò của liên kết hydrgen - DNA: Các nuclêôtide giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng liên kết hydrgen theo nguyên tắc bổ sung đã tạo nên cấu trúc xoắn kép trong không gian của DNA, mặt khác đây là liên I.1 kết yếu, dễ bẻ gãy và tái tạo nhờ vậy tạo nên tính linh động của DNA. (0,5) - Protein: Liên kết hydrgen thể hiện trong cấu trúc bậc 2, 3, 4. Điều này, đảm bảo cấu trúc ổn định và linh động của phân tử Protein. (0,5) 2,0 - Cacbohidrate (Xenlulose): Các đơn phân glucose liên kết nhau bằng liên kết glycoside tạo nên các phân tử xenlulose, các phân tử xenlulose lại liên kết nhau bằng liên kết hydrgen tạo vi sợi xenlulozo, các vi sợi liên kết nhau tạo nên thành tế bào bền chặt. (0,5) * Các phân tử cấu trúc có thể tổng hợp được - Tinh bột: Vì có các đơn phân là α- glucose (0,25 đ) - Xenlulose: Vì có các đơn phân là β – glucose (0,25 đ) - Triglyceride Mỡ: Vì có glyceride, acid béo (0,25 đ) - Saccarose: Vì có glucose và fructose (0,25 đ) I.2 - Chuỗi polipeptide: Vì có amino acid (0,25 đ) 2,0 * Các phân tử, cấu trúc không được tổng hợp: - DNA vì thiếu nhóm phosphate (0,25 đ) - RNA vì thiếu nhóm phosphate (0,25 đ) - Phospholipid vì thiếu nhóm phosphate (0,25 đ) a) Sai: Cellulose là thành phần chính của thành tế bào thực vật, được cấu tạo từ các đơn phân glucose, nối với nhau bằng liên kết 1,4-β-glucoside tạo thành mạch thẳng không phân nhánh (0,25 đ) b) Sai: sáp là một loại lipid có chức năng hạn chế sự thoát hơi nước của cây. (0,25 đ) c) Các phân tử carbohydrate, protein, nucleic acid đều là những đại phân tử có cấu trúc đa phân, còn lipid có cấu trúc không theo nguyên tắc đa phân. (0,25 đ) II d) Sai: Không bị vỡ vì có thành tế bào. (0,25 đ) 2,0 e) Sai: Dấu chuẩn là glycoprotein. (0,25 đ) g) Sai: Lục lạp cũng là bào quan tổng hợp ATP. (0,25 đ) h) Đúng: Tế bào bạch cầu ở người có khả năng thay đổi hình dạng nhưng vẫn hoạt động bình thường. (0,25 đ) i) Sai: Ribôxôm 70S còn có ở ti thể, lục lạp của tế bào nhân thực. (0,25 đ) De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Sinh học 10 cấp Trường (Kèm đáp án) - De-Thi.com * Giống nhau - Đều là tế bào nhân thực, mỗi tế bào đều có 3 thành phần chính: màng tế bào, chất nguyên sinh và nhân. (0,25) * Khác nhau 1,0 III.1 - Ở tế bào thực vật có thành bằng xenlulôzơ và có lục lạp còn tế bào động vật không có (0,25) * Ý nghĩa: + Từ điểm giống nhau cho thấy động vật và thực vật đều có chung nguồn gốc. (0,25) + Từ điểm khác nhau cho thấy chúng tiến hóa theo hai hướng. (0,25) a) Chú thích các thành phần trên hình: (1) : phospholipid (0,25) (2) : carbohydrate (hoặc glicôprôtêin) (0,25) (3) : prôtêin xuyên màng (0,25) (4) :các chất tan (hoặc các phân tử tín hiệu) (0,25) b. Chức năng của các prôtêin xuyên màng tương ứng ở mỗi hình: III.2 - Hình A và B: Các protein xuyên màng hoặc glicoprôtêin làm chức năng ghép nối và 2,0 nhận diện các tế bào (0,25) - Hình C: Protein thụ thể làm nhiệm vụ tiếp nhận thông tin từ ngoài để truyền vào bên trong tế bào (0,25) - Hình D: Protein làm chức năng vận chuyển (kênh protein). (0,25) Hình E: Enzim xúc tác hoặc protein định vị trên màng theo trình tự nhất định (0,25) Insulin được tổng hợp nhờ các ribosome trên lưới nội chất có hạt, sau đó được đóng gói 1.0 trong các túi và chuyển đến bộ máy golgi để hoàn thiện cấu trúc. III.3 Insulin được bao gói trong các túi xuất bào và đưa ra màng. Khi có tin hiệu các túi nài dung hợp với màng tế bào để giải phóng insulin vào dịch mô/máu * Vận chuyển thụ đông(1,25): - Những chất có thể đi qua lớp phospholipid kép (khuếch tán đơn giản) bao gồm cacsc chất khí (không phân cực như O2, CO2 . (0,25) - Những phân tử ưa nước như amino acid, glucose đi qua lớp lipid với tốc độ thấp nên chúng vận chuyển qua kênh Protein (khuếch tán tăng cường). (0,25) - Những ion phân cực như K+,Na+không đi qua được lớp lipid, chúng vận chuyển qua IV1 kênh Protein (khuếch tán tăng cường). (0,25) 1,5 H2O phân cực không đi qua được lớp lipid, các phân tử H2O vận chuyển qua kênh Protein riêng (thẩm thấu). (0,25) *Vận chuyển thụ động: - Những ion phân cực như K+,Na+có thể vận chuyển qua màng ngược gradient nồng độ với sự tham gia của protein vận chuyển (bơm) và tiêu tốn năng lượng. (0,25) * Giống nhau: Tác động của chất X và chất Y đều làm úc chế hoạt động của enzym, sản IV.2 phẩm không được tạo ra. (0,5) * Khác nhau: - Chất X: Chất ức chế cạnh tranh (0,25) Liên kết vào trung tâm hoạt động của enzim, khiến cơ chất không liên kết được vào 1,5 enzim (0,25) - Chất Y: De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Sinh học 10 cấp Trường (Kèm đáp án) - De-Thi.com Chất ức chế không cạnh tranh (0,25 điểm) Liên kết vào trung tâm điều chỉnh của enzim làm thay đổi cấu hình của trung tâm hoạt động (0,25) - Nếu lượng nước trong máu bị giảm nhiều thì nước từ trong các tế bào máu sẽ di chuyển ra ngoài (mất nước nội bào) dẫn đến làm biến dạng tế bào, gây ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của tế bào. Nếu lượng nước trong máu bị tăng lên nhiều thì nước sẽ bị kéo vào bên trong tế bào máu dẫn đến tế bào máu bị trương lên và có thể bị phá vỡ. (0,1) - Biện pháp khắc phục tình trạng trên: Uống đủ lượng nước cần thiết để đảm bảo cân V.1 bằng nước trong máu nói riêng và trong cơ thể nói chung, điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hoặc thừa nước trong máu là do bệnh lí. (0,5) Cơ chế điều hòa của cơ thể: Khi thiếu nước, thận sẽ tăng cường hoạt động tái hấp thu 2,.0 nước để trả về máu, đồng thời gây cảm giác khát nước để báo cho cơ thể biết cần uống thêm nước. Khi thừa nước, thận sẽ tăng cường hoạt động đào thải nước ra ngoài. (0,5) Muối chua rau quả (Lên men lactic) là quá trình phân giải glucose trong điều kiện kị khí (không có O2) để tạo ra sản phẩm là lactic acid. V.2 Trong quá trình muối chua rau quả (lên men lactic) người ta thường đổ ngập nước và đậy kín để hạn chế lượng O2 tham gia vào quá trình, tạo điều kiện yếm khí cho vi khuẩn 1,0 lactic phát triển đồng thời hạn chế sự phát triển của vi khuẩn lên men thối. - Tế bào hồng cầu: không có nhân, không có khả năng phân chia nên không có pha G1(0,5) - Tế bào vi khuẩn: phân chia theo kiểu trực phân nên không có kì trung gian/pha G1. VI.1 (0,5) 2,0 - Tế bào ung thư: G1 thường rất ngắn, do tế bào phân chia rất nhanh. (0,5) Tế bào thần kinh: hầu như không phân chia, pha G1 kéo dài suốt đời sống cơ thể. (0,5) - NST tại thời điểm quan sát ở trạng thái đơn, đóng xoắn và đang phân li về hai cực tế bào: NST đang ở kỳ sau nguyên phân. - Gọi x là số tế bào được tạo ra sau k – 1 lần nguyên phân: Ta có x= 6. 2k-1 6. 2k-1 tham gia lần nguyên phân thứ k. Số NST đơn đếm được ở kỳ sau lần nguyên phân 2,0 VI.2 thứ k là: 6 x 2k-1 x 14x2 = 2688 k = 5. - Tế bào đang ở kỳ sau lần nguyên phân thứ 5. (Thí sinh giải cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa) De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Sinh học 10 cấp Trường (Kèm đáp án) - De-Thi.com ĐỀ SỐ 6 TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ KỲ THI HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 10 THPT Môn thi: Sinh học Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1: (2 điểm) 1. Trình bày cấu trúc và cơ chế tác động của enzim. 2. Cam và sữa đều là những thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên không nên trộn lẫn nước cam và sữa khi uống. Vì sao? Câu 2: (4 điểm) 1. Bào quan nào được ví như là một túi chứa enzim trong tế bào nhân thực? Nêu chức năng của bào quan đó? 2. Trong các loại đại phân tử sinh học, hãy cho biết: - Những đại phân tử nào có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân? - Những đại phân tử nào vừa có tính đa dạng và vừa có tính đặc thù? - Loại đại phân tử nào có tính đa dạng cao nhất? 3. Trong tế bào động vật, những cấu trúc dưới tế bào nào có chứa axít nuclêic? Hãy nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng chủ yếu của các cấu trúc đó. Câu 3: (2 điểm) Sơ đồ sau đây mô tả sự vận chuyển các chất qua màng tế bào 1. Xác định phương thức vận chuyển các chất qua màng tương ứng với vị trí (1), (2), (3) trên hình? 2. Nêu sự khác nhau của 2 con đường (2) và (3). Hãy cho biết những chất như estrôgen, glucose, aminoacid Na+, O2 có thể được vận chuyển qua con đường nào trong 2 con đường đó? Câu 4: (3 điểm) Các phát biểu sau đúng hay sai? Giải thích. a.Tinh bột có nhiều trong quả chuối chín. b. Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết phải tìm xem ở đó có nước hay không. c. Pha tối của quang hợp có thể diễn ra bình thường trong điều kiện không có ánh sáng. De-Thi.com
File đính kèm:
bo_de_on_luyen_hoc_sinh_gioi_sinh_hoc_10_cap_truong_kem_dap.docx