Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 12 cấp Tỉnh (Kèm đáp án)
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 12 cấp Tỉnh (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 12 cấp Tỉnh (Kèm đáp án)

Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 12 cấp Tỉnh (Kèm đáp án) - De-Thi.com ĐÁP ÁN 1.A 2. C 3. C 4. B 5. D 6.A 7.A 8. B 9. C 10. D 11. C 12. D 13. D 14. B 15. D 16. A 17. C 18. A 19. A 20. B 21. D 22. D 23. C 24. D 25. C 26. A 27. A 28. A 29. B 30. A 31. D 32. D 33. C 34. C 35. B 36. D 37. A 38. D 39. B 40. C 41. A 42. D 43. D 44. B 45. C 46. B 47. D 48. C 49. B 50. C 51. C 52. B 53. D 54. C 55. A 56. C 57. A 58. C 59. B 60. C 61. D 62. A 63. A 64. A 65. B 66. B 67. D 68. C 69. D 70. D 71. B 72. C 73. A 74. B 75. A 76. B 77. B 78. B 79. B 80. B De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 12 cấp Tỉnh (Kèm đáp án) - De-Thi.com ĐỀ SỐ 5 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH VĨNH LONG MÔN THI: LỊCH SỬ Câu 1 (3.0 điểm) Trình bày sự phát triển giáo dục của Đại Việt qua các triều đại Lý, Trần, Lê so. Theo Anh/Chị, việc dựng bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (năm 1484) có ý nghĩa gì? Câu 2 (3.0 điểm) Nêu đặc điểm phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX. Vì sao phong trào yêu nước này cuối cùng thất bại? Câu 3 (3.0 điểm) Vì sao Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra đầu năm 1930? Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam thành công nhờ những nguyên nhân nào? Câu 4 (3.0 điểm) Thắng lợi lớn nhất của nhân dân Việt Nam trong phong trào cách mạng 1930 -1931 là gì? Nêu biểu hiện và bài học kinh nghiệm của thắng lợi trên. Câu 5 (2.5 điểm) Nghị quyết Hội nghị lần 8 Ban chấp hành Trung ương (5/1941) có những điểm gì mới so với Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương? Nêu nhận xét về những điểm mới đó. Câu 6 (2.5 điểm) Phân tích tính chất dân tộc và dân chủ của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Câu 7 (3.0 điểm) Nêu các xu thế phát triển của thế giới hiện nay. Theo Anh/Chị, các xu thế này tác động đến Việt Nam như thế nào? HẾT De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 12 cấp Tỉnh (Kèm đáp án) - De-Thi.com HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm Câu 1 a. Sự phát triển giáo dục của Đại Việt qua các thời Lý, Trần, Lê sơ. (3.0) Do nhu cầu xây dựng đất nước và nâng cao dân trí đã thúc đẩy các nhà nước đương thời 0.25 quan tâm nhiều đến giáo dục. Chữ Hán trở thành chữ viết chính thức. * Thời Lý - Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long; năm 1075, nhà 0.25 Lý tổ chức thi Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường; năm 1076, mở Quốc Tử Giám cho con em quý tộc đến học. * Thời Trần - Các khoa thi được tổ chức đều đặn hơn. Năm 1247, nhà Trần đặt lệ lấy Tam khôi (ba 0.25 người đỗ đầu), quy định rõ nội dung học tập, mở rộng Quốc Tử Giám. - Từ năm 1396, các kì thi được hoàn chình. Sự phát triển của giáo dục đã tạo ra nhiều trí 0.25 thức giỏi cho đất nước như Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi... * Thời Lê sơ - Độc tôn Nho giáo. Giáo dục Nho học thịnh đạt. Trường Quốc Tử Giám được mở rộng cho 0.25 con em quan lại đến học. - Các khoa thi được tổ chức đều đặn. Tất cả mọi người dân có học, có lí lịch rõ ràng đều 0.25 được đi thi. - Năm 1484, nhà nước dựng bia, ghi tên tiến sĩ. Những người đổ tiến sĩ đều được khắc tên vào bia đá dựng ở Văn Miếu và được "vinh quy bái tổ". Nhiều trí thức đã góp phần quan 0.25 trọng vào việc xây dựng đất nước. b. Ý nghĩa của việc dựng bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (năm 1484) - Khuyến khích việc học tập trong các tầng lớp nhân dân. 0.25 - Tôn vinh nhân tài của đất nước. 0,25 - Nhắc nhở những người đỗ đạt có trách nhiệm với dân, với nước. 0.25 - Nêu cao tinh thần, truyền thống hiếu học của dân tộc. 0.25 Câu 2 * Đặc điểm phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX. (3,0) - Về bối cảnh: phong trào diễn ra khi triều Nguyễn đã hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp. 0,25 Pháp đã căn bản hoàn thành xong quá trinh xâm chiếm Việt nam vfa Việt Nam là thuộc địa của Pháp. - Về tư tưởng: phong trào chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến với quan niệm "trung quân ái quốc" được thể hiện rõ nét trong phong trào Cần vương, còn phong trào nông dân 0.25 Yên Thế và các phong trào của đông bào dân tộc thiểu số diễn ra với cách thức tổ chức kiểu phong kiến. - Về mục tiêu: phong trào diễn ra nhằm bảo vệ làng xóm, quê hương rồi rộng ra là bảo vệ đất nước, giúp vua đánh đuổi thực dân cứu nước. - Về lãnh đạo: phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX do các văn thân, sĩ phu yêu nước 0.25 hưởng ứng chiếu Cần vương lãnh đạo hoặc những người nông dân thuần túy tổ chức chiến De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 12 cấp Tỉnh (Kèm đáp án) - De-Thi.com đấu để bảo vệ cuộc sống bình yên. - Về quy mô: phong trào diễn ra sôi nổi, quyết liệt và rộng khắp trong cả nước; đặc biệt là ở miền Trung và miền Bắc với các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, 0.25 Hương Khê và phong trào nông dân Yên Thế. - Về hình thức: phong trào diễn ra chủ yếu dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang, bạo động vũ 0.25 trang. - Về kết quả: trước sự đàn áp của thực dân Pháp cộng thêm việc triều đình Nguyễn đầu 0.25 hàng nên các cuộc đấu tranh cuối cùng đều thất bại. - Chủ quan: + Do phong trào yêu nước cuối thế ki XIX thiếu một đường lối, hệ tư tưởng đúng đắn để lãnh đạo phong trào. Hệ tư tưởng phong kiến lúc này đã trở nên lỗi thời, không đủ sức thu 0.25 hút, đoàn kết tập lực lượng toàn dân. Độc lập dân tộc không thể gắn với chế độ phong kiến. + Do lãnh đạo phong trào là các văn thân, sĩ phu và nông dân, mặc dù rất yêu nước nhưng không đại diện cho một phương thức sản xuất tiên tiến, lại chịu ảnh hưởng nặng nề của tư 0.25 tưởng trung quân ái quốc; bên cạnh đó giai cấp nông dân không có hệ tư tưởng riêng. + Do phong trào đấu tranh thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu sự phối hợp giữa các cuộc 0.25 khởi nghĩa nên rơi vào tình trạng chiến đấu đơn độc, dễ bị đàn áp. - Khách quan: + Do thực dân Pháp vượt trội hơn ta về sức mạnh kinh tế, quân sự lại có nhiều kinh nghiệm 0.25 đi xâm lược, đàn áp các thuộc địa nên dễ dàng đàn áp các cuộc đấu tranh. + Do triều đình Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp, chấp nhận trở thành tay sai và công cụ 0.25 đàn áp của thực dân Pháp. Câu 3 * Hoàn cảnh lịch sử (3,0) - Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản trong năm 1929 là xu thế tất yếu của cách mạng Việt 0.25 Nam. - Các tổ chức cộng sản trên đã nhanh chóng xây dựng các cơ sở đảng tại nhiều địa phương 0.5 và tổ chức quần chúng đấu tranh chống đế quốc và phong kiến, tạo thành làn sóng cách mạng dân tộc, dân chủ rộng khắp trong cả nước. 0.5 - Tuy nhiên, ba tổ chức cộng sản lại hoạt động riêng rẽ, công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng, nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn. - Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có một Đảng Cộng sản thống nhất trong cả nước. 0.5 - Trước tình hình đó, được sự ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản từ ngày 6/1/1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc). * Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam thành công nhờ những nguyên nhân nào? - Giữa các đại biểu của các tổ chức cộng sản không có mâu thuẫn về ý thức hệ, đều có xu 0,25 hướng vô sản, đều tuân theo điều lệ của Quốc tế Cộng sản. - Đáp ứng đúng yêu cầu bức thiết của cách mạng nước ta lúc đó, vì nếu kéo dài sẽ dẫn đến 0.25 De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 12 cấp Tỉnh (Kèm đáp án) - De-Thi.com sự chia rẽ lớn. - Vai trò và uy tín cao của Nguyễn Ái Quốc, sự quan tâm giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản. 0.25 Câu 4 - Thắng lợi lớn nhất: Cuộc đấu tranh giành chính quyền ở Nghệ An và Hà Tĩnh với đỉnh 0,50 (3.0) cao là thành lập Chính quyền Xô viết - Nghệ Tĩnh. Biểu hiện + Dưới sự lãnh đạo của Đảng một phong trào đấu tranh diễn ra rộng khắp trong cả nước, thu hút đông đảo lực lượng tham gia, sử dụng hình thức đấu tranh phong phú. Hệ thống 0.75 chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã; chính quyền cách mạng kiểu Xô viết được thành lập. + Về chính trị, quần chúng được tự do tham gia các đoàn thể cách mạng. Các đội tự vệ đỏ 0.25 và tòa án nhân dân được thành lập. + Về kinh tế: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo, bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, lập 0.25 các tổ chức nông dân giúp đỡ nhau... + Về văn hóa - xã hội: mở lớp dạy chữ quốc ngữ, xóa các tệ nạn xã hội... - Như vậy, chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930- 1931. Đó là hình thái chính quyền công - nông đầu tiên, giáng một đòn nặng nề vào chính 0.50 quyền thực dân, phong kiến. - Bài học kinh nghiệm: + Về công tác tư tưởng, về chỉ đạo chiến lược, về xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất, về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh + Bài học về giành và giữ chính quyền; Bài học về vấn đề chớp thời cơ. 0,25 Câu 5 a. Những điểm mới (2,5) - Về nhiệm vụ: + Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu (Luận cương chính trị không giương cao 0,25 ngọn cờ dân tộc). + Chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất (Luận cương chính trị nhấn mạnh 0,25 nhiệm vụ cách mạng ruộng đất). - Về lực lượng: chủ trương tập hợp lực lượng toàn dân tộc, không phân biệt giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng (Luận cương chính trị chỉ chú trọng tập hợp công nhân và 0.25 nông dân). - Về vấn đề dân tộc: chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong phạm vi từng nước Đông 0.25 Dương, thành lập ở mỗi nước một mặt trận riêng (Luận cương chính trị chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trên toàn Đông Dương). - Về hình thức chính quyền nhà nước: chủ trương thành lập chính phủ Việt Nam Dân chủ 0.25 Cộng hòa (Luận cương chính trị chủ trương thành lập chính phủ Xô viết công - nông - binh). - Về phương pháp đấu tranh: nhấn mạnh việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung 0.25 tâm, đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. b. Nhận xét De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 12 cấp Tỉnh (Kèm đáp án) - De-Thi.com - Khắc phục những hạn chế của Luận cương chinh trị tháng 10-1930, khẳng định lại nội 0.50 dung đúng đắn trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Là sự chuẩn bị về đường lối và phương pháp cách mạng để lãnh đạo nhân dân, dẩy mạnh 0.25 chuẩn bị lực lượng, đi từ khởi nghĩa từng phần tới tổng khởi nghĩa, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - Khẳng định giá trị lí luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc là đúng đắn, khoa học 0.25 để cách mạng Việt Nam đi tới thắng lợi. Câu 6 * Tính dân tộc (2.5) - Nhiệm vụ: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và coi đó là nhiệm vụ bức thiết nhất, nhằm đánh đuổi kẻ thù của dân tộc là đế quốc xâm lược và tay sai, giải quyết mâu 0.75 thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với đế quốc xâm lươc. - Lực lượng: toàn dân tộc, đoàn kết chặt chẽ trong Mặt trận Việt Minh với các hội quần 0.25 chúng mang tên "cứu quốc". - Thành quả: giành lại độc lập dân tộc và lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà 0.5 nước của toàn dân tộc. * Tính dân chủ - Vị trí: Nằm trong khuôn khổ cuộc đấu tranh của phe Đồng minh chống chủ nghĩa phát xít 0.25 trên thế giới. - Thực hiện 10 chính sách của Việt Minh trong quá trình giành chính quyền, đem lại quyền 0,25 lợi thiết thực cho quần chúng nhân dân. - Thành quả: + Đập tan xiềng xích thực dân, phát xít, khôi phục nền độc lập dân tộc, quyền làm chủ cho 0.25 nhân dân. + Xóa bỏ chế độ quân chủ, đập tan chính quyền phong kiến từ trung ương đến làng xã, lập 0.25 nên chính phủ dân chủ cộng hòa. Câu 7 a. Xu thế phát triển của thế giới hiện nay (3.0) - Hầu hết các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng 0.50 điểm. Ngày nay, kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. - Các nước lớn đã điều chỉnh các quan hệ theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung 0.50 đột trực tiếp nhằm tạo một môi trường quốc tết thuận lợi giúp họ vươn lên mạnh mẽ. - Sau chiến tranh lạnh tuy hòa bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. 0.50 - Từ thập kỉ 80 đến thế kỉ XX, thế giới đã diễn ra ngày càng mạnh mẽ xu thế toàn cầu hóa... 0.50 tạo nên thời cơ thuận lợi và cả những thách thức gay gắt đối với các nước đang phát triển. De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 12 cấp Tỉnh (Kèm đáp án) - De-Thi.com b. Tác động của các xu thế này đến Việt Nam - Tạo môi trường hòa bình để phát triển mọi mặt như: kinh tế, khoa học, văn hóa, giáo 0.50 dục...Việt Nam có cơ hội tăng cường hợp tác, áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ của thế giới vào sản xuất, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển. 0.50 - Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước, nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ bị tụt hậu; hội nhập dễ bị hòa tan, đánh mất bản sắc dân tộc. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ bên cạnh mang lại những tích cực cũng có những tiêu cực không dễ khắc phục. Hết De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 12 cấp Tỉnh (Kèm đáp án) - De-Thi.com ĐỀ SỐ 6 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Môn thi: Lịch sử CHUYÊN LẠNG SƠN Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (4,0 điểm). Có ý kiến cho rằng: “Một phong trào đấu tranh sẽ không thể đi đến thắng lợi nếu thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo phong trào”. Từ nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương (1885 - 1896), anh/chị hãy làm rõ quan điểm trên. Câu 2 (4,0 điểm). Vì sao năm 1929 ở Việt Nam diễn ra cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề thành lập đảng cộng sản? Anh/chị hãy cho biết kết quả, ý nghĩa của cuộc đấu tranh này. Câu 3 (4,0 điểm). Trình bày và nhận xét phương pháp đấu tranh của cách mạng Việt Nam được đề ra trong các hội nghị do Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trì vào tháng 11 - 1939, tháng 5 - 1941 và tháng 3 - 1945. Câu 4 (4,0 điểm). Xuất phát từ những lí do nào Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định “đánh lâu dài” là một trong những nội dung của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954)? Câu 5 (4,0 điểm). Vì sao những năm 90 của thế kỉ XX, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chuyển trọng tâm hợp tác sang lĩnh vực kinh tế? ---------------------Hết--------------------- De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 12 cấp Tỉnh (Kèm đáp án) - De-Thi.com HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm Câu 1 Có ý kiến cho rằng: “Một phong trào đấu tranh sẽ không thể đi đến thắng lợi nếu 4,0 thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo phong trào”. Từ nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương (1885 - 1896), anh/chị hãy làm rõ quan điểm trên. - “Một phong trào đấu tranh sẽ không thể đi đến thắng lợi nếu thiếu một giai cấp tiên 0,25 tiến đủ sức lãnh đạo phong trào” là ý kiến chính xác. - Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương là do 0,5 thiếu một giai cấp tiên tiến lãnh đạo. - Lãnh đạo phong trào là tầng lớp văn thân, sĩ phu chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi ý thức hệ 0,75 phong kiến lỗi thời, do vậy không thể tránh khỏi những hạn chế trong tư tưởng. Một bộ phận thủ lĩnh kháng chiến dễ dao động, đầu hàng khi tương quan lực lượng bắt đầu bất lợi cho nghĩa quân; khi bị dồn vào thế bí thường tìm đến cái chết một cách mù quáng. Kết quả là lực lượng khởi nghĩa bị hao mòn, dễ bị đàn áp. - Họ không đại diện cho một lực lượng sản xuất tiên tiến. Do bị chi phối quan điểm 0,75 Nho giáo nên những người lãnh đạo ít chú ý đến điều kiện vật chất đảm bảo thắng lợi cho cuộc khởi nghĩa. - Họ chưa đưa ra được một đường lối kháng chiến đúng đắn. 0,75 + Họ chỉ đề cao mục tiêu độc lập dân tộc mà chưa quan tâm đến giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Vì thế, không thể lôi cuốn đông đảo nông dân tham gia. Khi quyền lợi của nông dân không được giải quyết thì sức mạnh không thể phát huy. + Họ chủ yếu quan tâm đến hình thức khởi nghĩa vũ trang, chưa kết hợp các hình thức 0,5 đấu tranh khác, chưa chú trọng kết hợp kháng chiến với kiến quốc. + Hầu hết những người lãnh đạo khởi nghĩa không thể vượt qua được những hạn chế 0,5 của lịch sử, không có khả năng lãnh đạo một phong trào mang tính toàn quốc, chưa gắn kết các cuộc khởi nghĩa thành một phong trào lớn. Câu 2 Vì sao năm 1929 ở Việt Nam diễn ra cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề thành lập 4,0 đảng cộng sản? Anh/chị hãy cho biết kết quả, ý nghĩa của cuộc đấu tranh này. * Nguyên nhân diễn ra cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề thành lập đảng cộng sản: - Năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp yêu nước khác phát triển mạnh mẽ, kết thành một làn sóng dân tộc dân chủ ngày càng lan rộng. 0,5 - Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên không còn đủ khả năng để tiếp tục lãnh đạo 0,5 cách mạng. Yêu cầu đặt ra phải thành lập một chính đảng, nhưng nhận thức đó diễn ra không đồng đều trong các hội viên của tổ chức này. - Bắc Kì là nơi phong trào cách mạng phát triển mạnh nhất cả nước, có số lượng hội 0,5 De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 12 cấp Tỉnh (Kèm đáp án) - De-Thi.com viên đông Vì vậy, họ sớm nhận thấy sự cần thiết phải thành lập một chính đảng vô sản. - Phong trào cách mạng ở Trung Kì, Nam Kì không phát triển mạnh như Bắc Kì, do đó 0,5 những người đứng đầu tổ chức Thanh niên chưa nhìn thấy yêu cầu cấp thiết phải thành lập chính đảng vô sản. - Tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (5 - 1929) ở Hương 0,5 Cảng (Trung Quốc) diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt xung quanh vấn đề thành lập Đảng. Đại biểu Bắc Kì đưa ra yêu cầu thành lập đảng cộng sản nhưng không được chấp nhận, họ bỏ đại hội ra về. * Kết quả của cuộc đấu tranh 0,25 - Tháng 6 - 1929, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở Bắc Kỳ họp tại số nhà 312, phố Khâm Thiên (Hà Nội) quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản đảng. - Khoảng tháng 8 - 1929, các cán bộ lãnh đạo tiên tiến trong Tổng bộ Thanh niên và Kỳ 0,25 bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Nam Kì cũng đã nhận thức được yêu cầu phải thành lập đảng cộng sản nên quyết định thành lập An Nam Cộng sản đảng. - Tháng 9 - 1929, những người giác ngộ cộng sản trong tổ chức Tân Việt Cách mạng 0,25 đảng tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. * Ý nghĩa 0,25 - Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản chứng tỏ chủ nghĩa Mác - Lênin đã thấm sâu vào phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam. - Ba tổ chức cộng sản ra đời là xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc 0,25 ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản, điều kiện cho sự thành lập Đảng đã chín muồi. - Sự ra đời các tổ chức cộng sản nửa sau năm 1929 là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự ra 0,25 đời Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930. Câu 3 Trình bày và nhận xét phương pháp đấu tranh của cách mạng Việt Nam được đề 4,0 ra trong các hội nghị do Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trì vào tháng 11 - 1939, tháng 5 - 1941 và tháng 3 - 1945. * Hội nghị tháng 11 - 1939: 0,75 - Tháng 11 - 1939, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị, đề ra nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh và phương pháp đấu tranh mới. Đảng chỉ rõ: Chuyển từ đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ sang đấu tranh trực tiếp đánh đổ đế quốc và tay sai; từ hoạt động hợp pháp nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật và bất hợp pháp. - Nhận xét: Chủ trương của Đảng là đúng đắn và sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh lịch 0,5 sử lúc đó: thực dân Pháp ở Đông Dương thẳng tay đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân ta. Lúc này, chỉ có phương pháp đấu tranh vũ trang mới giải quyết được mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp. * Hội nghị tháng 5 - 1941: 0,75 - Tháng 5 - 1941, Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị đã xác định hình thái khởi De-Thi.com
File đính kèm:
bo_de_on_luyen_hoc_sinh_gioi_lich_su_12_cap_tinh_kem_dap_an.docx