Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Trường (Kèm đáp án)

docx 101 trang Minh Trúc 28/06/2025 340
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Trường (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Trường (Kèm đáp án)

Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Trường (Kèm đáp án)
 Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Trường (Kèm đáp án) – De-Thi.com
B. Văn hóa bản địa truyền thống hòa cùng bản sắc riêng của mỗi quốc gia dân tộc.
C. Sự tiếp thu có chọn lọc những yếu tố mới từ văn minh Ấn Độ, Trung Hoa.
D. Nền văn hóa bản địa và các yếu tố mới từ phương Đông, phương Tây.
Câu 57. Chủ nghĩa đế quốc ra đời từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là hệ quả trực tiếp của quá trình
A. Xâm lược thuộc địa. B. Giao lưu buôn bán.
C. Mở rộng thị trường. D. Hợp tác kinh tế.
Câu 58. Một trong những khó khăn cơ bản của giai cấp công nhân Việt Nam trước tác động của cuộc 
cách mạng công nghiệp lần thứ tư là
A. Số lượng, chất lượng công nhân trong doanh nghiệp nhà nước giảm nhanh.
B. Chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ, chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp.
C. Lao động giản đơn trong các dây chuyền sản xuất có nguy cơ bị thay thế.
D. Số lượng công nhân trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
Câu 59. Quốc gia nào sau đây không phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa?
A. Mông Cổ. B. Việt Nam. C. Lào. D. Cam-pu-chia.
Câu 60. Khi mới thành lập, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết gồm 4 nước Cộng hòa là
A. Nga, Hung-ga-ri, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ.
B. Nga, Hung-ga-ri, Bung-ra-ri và Ngoại Cáp-ca-dơ.
C. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ.
D. Liên Xô, Hung-ga-ri, Bung-ra-ri và Ngoại Cáp-ca-dơ.
Câu 61. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời 
cận đại đối với sự phát triển kinh tế?
A. Tự động hóa hoàn toàn quá trình sản xuất. B. Thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển.
C. Làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất. D. Góp phần cải thiện cuộc sống con người.
Câu 62. Tạo sao nền sản xuất nông nghiệp ở phương Tây cổ đại không thể phát triển được như ở phương 
Đông cổ đại?
A. Khí hậu ở đây khắc nghiệt không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
B. Sản xuất nông nghiệp không đem lại nguồn lợi lớn bằng thủ công nghiệp và buôn bán.
C. Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên, đất đai khô rắn, rất khó canh tác.
D. Các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành ở ven Địa Trung Hải.
Câu 63. Ý nào dưới đây không thuộc chức năng của Sử học?
A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.
B. Rút ra bản chất của các quá trình lịch sử, phát hiện quy luật vận động và phát triển của chúng.
C. Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.
D. Giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.
Câu 64. Điểm khác nhau giữa cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ cuối thế kỷ 
XVIII với cuộc cách mạng tư sản Anh là gì?
A. Là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
B. Động lực cách mạng là quần chúng nhân dân.
C. Giai cấp tư sản tham gia lãnh đạo cách mạng.
D. Diễn ra dưới hình thức thống nhất đất nước.
 De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Trường (Kèm đáp án) – De-Thi.com
Câu 65. Sự kiện nào sau đây đánh dấu hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã 
Hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới?
A. Bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua.
B. Khi hoàn thành quá trình khôi phục và phát triển kinh tế.
C. Bản Hiệp ước Liên bang lần đầu tiên được thông qua.
D. Thắng lợi trong đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài.
Câu 66. Nhiệm vụ lịch sử gì đặt ra đối với các dân tộc Đông Nam Á trước cuộc xâm lược của thực dân 
phương Tây?
A. Dựa trên cơ sở nhà nước phong kiênns, tổ chức nhân dân kháng chiến chống xâm lược.
B. Tiếp tục duy trì chế độ chính trị cũ, hợp tác với các nước thực dân.
C. Chính sách ngoại giao khôn khéo, mở rộng quan hệ thương mại với các nước.
D. Cải cách kinh tế, chính trị-xã hội, đoàn kết dân tộc, đứng lên đấu tranh bảo vệ độc lập.
Câu 67. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư?
A. Tạo ra sự chênh lệch về trình độ phát triển, khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia có xu hướng mở 
rộng thêm.
B. Chỉ tác động đến lĩnh vực khoa học và công nghệ, không ảnh hưởng đến giáo dục đào tạo và lĩnh vực 
quản lí nhà nước.
C. Các thành tựu khoa học - công nghệ làm cho tài nguyên thiên nhiên, lao động phổ thông ngày càng 
mất lợi thế.
D. Làm xuất hiện nhiều hình thức tội phạm mới, sử dụng công nghệ cao để trốn thuế, lừa đảo, chiếm đoạt 
tài sản của người khác.
Câu 68. Một trong những tác động tích cực từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây đến khu vực Đông 
Nam Á là
A. Giải quyết triệt để các mâu thuẫn trong xã hội. B. Kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, quy mô lớn.
C. Đặt cơ sở hình thành nền văn hóa truyền thống. D. Gắn kết Đông Nam Á với thị trường thế giới.
Câu 69. Nội dung nào sau đây không phải quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính sách dân 
tộc hiện nay?
A. Nghiêm cấm nọi hành vi kỳ thị và chia rẽ các dân tộc.
B. Các dân tôc tộc có quyền gìn giữ bản sắc dân tộc mình.
C. Nghiêm cấm mọi hình thức tổ chức sinh hoạt tín ngưỡng.
D. Các dân tộc có quyền dùng chữ viết và tiếng nói riêng.
Câu 70. Nhận xét nào dưới đây phản ánh không đúng về sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ 
nghĩa Xô viết?
A. Là biểu hiện về sự liên minh đoàn kết của các nước cộng hoà xô viết.
B. Tạo sức mạnh tổng hợp để Liên Xô bảo vệ đất nước, chiến thắng ngoại xâm.
C. Đánh dấu sự xác lập của chế độ xã hội chủ nghĩa trên toàn lãnh thổ Liên Xô.
D. Đánh dấu từ đây chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống thế giới.
Câu 71. Điểm giống nhau về cơ sở hình thành của các nền văn minh cổ trên lãnh thổ Việt Nam là
A. Đều hình thành ở những vùng đất đai khô cằn.
B. Đều chịu ảnh hưởng bởi văn minh Trung Hoa.
 De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Trường (Kèm đáp án) – De-Thi.com
C. Đều chịu ảnh hưởng từ nền văn minh Ấn Độ.
D. Xuất phát từ nhu cầu bảo vệ cuộc sống cộng đồng.
Câu 72. Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của nền văn minh Đại Việt?
A. Là nền văn minh nông nghiệp lúa nước gắn với văn hóa làng xã.
B. Là nền văn minh phát triển rực rỡ nhất khu vực Đông Nam Á.
C. Trong kỷ nguyên Đại Việt, mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa đều phát triển.
D. Văn minh Đại Việt không có nguồn gốc bản địa mà du nhập từ bên ngoài vào.
Câu 73. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của văn minh Chăm-pa?
A. Lưu giữ và phát huy nền văn hóa bản địa. B. Hình thành trên cơ sở của nền văn hóa Sa Huỳnh.
C. Chịu ảnh hưởng từ nền văn minh Ấn Độ. D. Chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa.
Câu 74. Nội dung nào sau đây được quán triệt trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân nhằm xây dựng khối 
Đại đoàn kết dân tộc?
A. Bình đẳng, hợp tác và giúp đỡ nhau cùng phát triển. B. Đoàn kết, bình đẳng và tương trợ cùng phát 
triển.
C. Hợp tác, tương trợ và giúp đỡ nhau trong cuộc sống.D. Đoàn kết, giúp đỡ nhau để vượt qua mọi khó 
khăn.
Câu 75. Câu nói “Cừu ăn thịt người” phản ánh hiện tượng gì ở nước Anh đầu thế kỉ XVII?
A. Thuế khóa của chế độ phong kiến nặng nề.
B. Sự phát triển của các công trường thủ công len dạ.
C. Quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa thâm nhập vào nông nghiệp.
D. Anh trở thành “công xưởng” bóc lột giai cấp công nhân.
Câu 76. Điểm chung thể hiện mặt tiến bộ giữa Tuyên ngôn Độc lập 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn 
Nhân quyền và Dân quyền 1789 của nước Pháp là gì?
A. Đề cao quyền công dân và quyền con người.
B. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
C. Bảo vệ quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội.
D. Quyền tư hữu là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
Câu 77. Ý nào sau đây không thể hiện nội dung của dòng văn học dân gian ở Đông Nam Á thời cổ đại?
A. Phản ánh hoạt động sản xuất nông nghiệp.
B. Giải thích về nguồn gốc thế giới, loài người.
C. Thể hiện đời sống vật chất, tinh thần.
D. Ca ngợi đất nước, sự tiến bộ của kĩ thuật.
Câu 78. Trong xã hội Pháp, đẳng cấp thứ ba gồm các giai cấp và tầng lớp nào?
A. Tư sản, nông dân, công nhân. B. Tư sản, nông dân, bình dân thành thị.
C. Tư sản, quý tộc phong kiến, nông dân. D. Công nhân, nông dân và thợ thủ công.
Câu 79. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tại Đông Nam Á, Đảng Cộng sản nước nào được thành lập 
sớm nhất ?
A. Phi-líp-pin. B. In-đô-nê-xi-a. C. Việt Nam. D. Mã Lai.
Câu 80. Nền văn minh Đông Nam Á ngày nay ít chịu ảnh hưởng lĩnh vực nào sau đây từ văn minh Trung 
Hoa?
 De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Trường (Kèm đáp án) – De-Thi.com
A. Nghệ thuật. B. Tôn giáo. C. Ẩm thực. D. Văn hóa.
 HẾT 
 ĐÁP ÁN
 Câu
 1 2 3 4 5 6 7 8
 Đề
 A A C B A A B B
 9 10 11 12 13 14 15 16 17
 A C B B D B C A B
 18 19 20 21 22 23 24 25 26
 A B C D B C B B A
 27 28 29 30 31 32 33 34 35
 A B B A A B A C C
 36 37 38 39 40 41 42 43 44
 A D D A C B A A D
 45 46 47 48 49 50 51 52 53
 B D D D A B A C B
 54 55 56 57 58 59 60 61 62
 B C D A B D C A C
 63 64 65 66 67 68 69 70 71
 D A A D B D C D D
 72 73 74 75 76 77 78 79 80
 A D B C A D B B B
 De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Trường (Kèm đáp án) – De-Thi.com
 ĐỀ SỐ 6
 KỲ THI HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 11 
 TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ THPT
 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Lịch sử
 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1. (3,0 điểm)
Phát biểu ý kiến về nhận định: “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra trước mắt các dân tộc 
áp bức thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”
Câu 2. (2,5 điểm)
Hãy nêu kết cục và ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Tại sao nói: Hiện nay 
hòa bình, ổn định vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các quốc gia trên thế giới?
Câu 3. (3,5 điểm)
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858-1884) diễn ra trong bối 
cảnh lịch sử như thế nào? Theo em, sự thất bại của phong trào này có phải là tất yếu không? Tại sao?
Câu 4 (3,0 điểm)
Bằng các dẫn chứng từ thực tiễn phong trào Cần vương (1885-1896), em hãy làm rõ những đặc điểm của 
phong trào này.
Câu 5. (2,0 điểm)
Phân tích tác động tích cực và hạn chế cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897- 1914) của thực dân 
Pháp đối với nước ta.
Câu 6. (3,0 điểm)
Trình bày những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu (từ đầu thế kỉ XX đến trước chiến tranh thế 
giới thứ nhất). Đánh giá mặt tích cực và hạn chế trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu.
Câu 7. (3,0 điểm)
a. Trong hoàn cảnh nào Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước?
b. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác những người đi trước?
 HẾT ..
 De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Trường (Kèm đáp án) – De-Thi.com
 HƯỚNG DẪN CHẤM
 Câu Ý Nội Dung Điểm
1 (3,0đ) Phát biểu ý kiến về nhận định: “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 3,0
 đã mở ra trước mắt các dân tộc áp bức thời đại cách mạng chống đế 
 quốc, thời đại giải phóng dân tộc”
 1 “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra trước mắt các dân tộc bị 
 áp bức thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc” đó 0,5
 là nhận định đúng.
 2 - Cách mạng tháng Mười Nga là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, 
 đã giải quyết mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộc địa, giải phóng các dân tộc (Mỗi ý 0,5
 thuộc địa trong đế quốc Nga, nêu một tấm gương sáng về giải phóng dân điểm)
 tộc bị áp bức.
 - Một xu hướng mới đã xuất hiện trong phong trào giải phóng dân tộc ở 
 nhiều nước. Đó là xu hướng vô sản hay xu hướng đi theo ngọn cờ tư tưởng 
 của chủ nghĩa Mác - Lênin với một nhận thức mới: Phong trào giải phóng 
 dân tộc của các dân tộc bị áp bức là một bộ phận khăng khít của cách mạng 
 vô sản thế giới.
 - Cách mạng tháng Mười đã ảnh hưởng sâu sắc và rộng lớn tới phong trào 
 giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. Cách mạng 
 tháng Mười đã nêu một tấm gương sáng cho các dân tộc đang bị đế quốc 
 thực dân nô dịch. Những người yêu nước chân chính trong nhiều nước thuộc 
 địa đã tiếp thu ánh sáng của Cách mạng tháng Mười, dùng ánh sáng đó để 
 soi rõ con đường cách mạng giải phóng dân tộc. Đó là con đường giải phóng 
 dân tộc kết hợp với giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân, độc lập dân 
 tộc gắn kiền với chủ nghĩa xã hội.
 - Cách mạng tháng Mười đã tạo những điều kiện khách quan cho phong trào 
 giải phóng dân tộc trên thế giới: làm cho kẻ thù của phong trào giải phóng 
 dân tộc suy yếu, còn nước Nga Xô viết trở thành người bạn đồng minh, tin 
 cậy, là chỗ dựa vững chắc của nhân dân các dân tộc bị áp bức trong cuộc 
 đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
 - Từ sau cách mạng tháng Mười, phong trào giải phóng dân tộc ngày càng 
 phát triển mạnh, nhất là từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, xóa bỏ chủ 
 nghĩa thực dân, dẫn tới sự ra đời của hàng trăm quốc gia độc lập.
2 (2,5đ) Hãy nêu kết cục và ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 2,5
 – 1945). Tại sao nói: Hiện nay hòa bình, ổn định vừa là thời cơ vừa là 
 thách thức đối với các quốc gia trên thế giới?
 1 - Kết cục: 1,0
 + Sự thất bại hoàn toàn của CNPX.
 De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Trường (Kèm đáp án) – De-Thi.com
 + Gây hậu quả nặng nề với các nước 
 + Dẫn đến những biến đổi căn bản tình hình thế giới.
 2 - Thời cơ:
 + Các nước có điều kiện hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. 0,75
 + Có điều kiện rút ngắn khoảng cách với thế giới và khu vực
 + Có điều kiện để áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
 - Thách thức:
 + Nếu không biết chớp thời cơ để phát triển thì sẽ trở nên tụt hậu. Nếu 
 không biết cách để hội nhập thì hội nhập sẽ trở thành hòa tan. 0,75
 + Nếu không biết cách vận dụng khoa học kĩ thuật sẽ trở thành lạc
 hậu.
3 (3,5đ) Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt 
 Nam (1858-1884) diễn ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Theo em, 
 sự thất bại của phong trào này có phải là tất yếu không? Tại sao?
 1 * Bối cảnh lịch sử: (Mỗi ý 0,5 
 - - Quốc tế: điểm)
 + CNTB ở Mĩ và phương Tây đang phát triển mạnh, tham vọng mở rộng 
 thị trường và thuộc địa lớn => nhòm ngó và xâm lược phương Đông
 + Phương Đông đất rộng, người đông, tài nguyên phong phú: đang trong 
 giai đoạn chế độ phong kiến khủng hoảng, lần lượt bị thôn tính.
 - - Trong nước:
 + Việt Nam tuy là quốc gia độc lập nhưng chế độ phong kiến suy tàn, sự 
 khủng hoảng diễn ra trên tất cả các lĩnh vực 
 + Trước nguy cơ bị xâm lược và mất nước, 1 số nho sĩ thức thời đã đưa ra 
 các đề nghị cải cách nhưng không được chấp nhận, nhà Nguyễn vẫn duy 
 trì chính sách cai trị bảo thủ, thiển cận... =>
 tiềm lực quốc gia suy yếu.
 2 - Theo em, sự thất bại của phong trào này không phải là tất yếu 0,5
 - HS liên hệ tình hình Nhật Bản, Thái Lan 0,75
4 (3,0đ) Bằng các dẫn chứng từ thực tiễn phong trào Cần vương (1885-1896), 3,0
 em hãy làm rõ những đặc điểm của phong trào này.
 1 - Giới thiệu khái quát về phong trào Cần vương . 0,25
 - Mục tiêu: phong trào là chống Pháp, chống triều đình phong kiến đầu 0,5
 hàng giành độc lập dân tộc, xây dựng chế độ phong kiến
 - Lãnh đạo: khởi xướng là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, lãnh đạo 
 các cuộc khởi nghĩa là các văn thân, sĩ phu yêu nước 0,5
 - Lực lượng tham gia là đông đảo quần chúng nhân từ các văn thân, sĩ 
 phu đến nông dân và các dân tộc ít người 0,5
 - Hình thức đấu tranh của phong trào là khởi nghĩa vũ trang 0,25
 De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Trường (Kèm đáp án) – De-Thi.com
 - Quy mô của phong trào rộng lớn, trên cả nước nhưng chủ yếu ở Bắc Kỳ 0,25
 và Trung Kỳ.
 - Tính chất: là phong trào yêu nước theo ngọn cờ phong kiến mang tính 0,75
 dân tộc và nhân dân sâu sắc 
5 (2,0đ) Phân tích tác động tích cực và hạn chế cuộc khai thác thuộc địa lần 
 thứ nhất (1897- 1914) của thực dân Pháp đối với nước ta.
 1 * Tích cực: (Mỗi ý 0,5 
 - Kinh tế: bước đầu du nhập phương thức sản xuất TBCN, từng bước phá điểm)
 vỡ nền kinh tế tự nhiên,tự cung tự cấp truyền thống.
 - Xã hội: đưa tới sự ra đời của những lực lượng xã hội mới, mâu thuẫn dân 
 tộc và giai cấp trở nên gay gắt hơn thúc đẩy phong trào yêu nước diễn ra 
 mạnh mẽ hơn 
 => Tạo điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo 
 khuynh hướng mới đầu XX.
 2 * Hạn chế:
 - Kinh tế không biến đổi nhiều, vẫn mang nặng tính phong kiến, đóng kín, 0,5
 mất cân đối, phụ thuộc vào kinh tế Pháp
6 (3,0đ) Trình bày những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu (từ đầu thế 3,0
 kỉ XX đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất). Đánh giá mặt tích cực 
 và hạn chế trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu.
 1 - Hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu. (Mỗi ý 0,5 
 + Phan Bội Châu chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh đuổi Pháp điểm)
 giành độc lập. Ông tích cực tổ chức lực lượng ở trong nước và tranh thủ sự 
 viện trợ của bên ngoài.
 + Tháng 5/1904, thành lập Hội Duy tân...
 + Từ năm 1905 đến năm 1908, tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh 
 niên Việt Nam sang Nhật học tập...
 + Ảnh hưởng của cách mạng Tân Hợi, tháng 6/1912 thành lập Việt Nam 
 Quang Phục Hội nhằm đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục nước Việt 
 Nam, thành lập Công hoà Dân quốc Việt Nam.
 2 - Đánh giá (Mỗi ý 
 + Tích cực: xác định kẻ thù chính là thực dân Pháp, đề ra con đường cách 0,5 điểm)
 mạng mới và sử dụng đấu tranh vũ trang để giành độc lập...
 + Hạn chế: Chưa hiểu rõ bản chất của đế quốc Nhật Bản, dựa vào Nhật đánh 
 Pháp 
7 (3,0đ) a. Trong hoàn cảnh nào Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước? 3,0
 b. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác 
 những người đi trước?
 De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Trường (Kèm đáp án) – De-Thi.com
 1 a. Hoàn cảnh:
 - Thực dân Pháp đã xác lập nền thống trị trên toàn cõi Việt Nam và tiến 0,5
 hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, tạo nên sự
 2 * Điểm khác:
 - Người quyết định sang phương Tây tìm hiểu CNTB, trước hết là nước 0,5
 Pháp 
 - Người vừa lao đông kiếm sống, vừa nghiên cứu thực tiễn xã hội và kinh 1,0
 nghiệm cách mạng các nước Người chọn con đường cách mạng vô 
 sản theo CM Tháng Mười Nga.
 - Khác với các bậc tiền bối là đi ra nước ngoài để cầu viện, con 0,5
 đường cứu nước của Người có sự thực tiễn, đúng đắn, khoa học.
 ************HẾT***********
 De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Trường (Kèm đáp án) – De-Thi.com
 ĐỀ SỐ 7
 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ
 Môn: Lịch sử 11
 TỔ LỊCH SỬ
 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (5,0 điểm)
a) Qúa trình chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa ở Nhật Bản. Vì sao nói Nhật Bản là đế quốc phong 
kiến quân phiệt?
b) Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình Việt Nam từ nửa sau thế kỉ 
XIX đến đầu thế kỉ XX ? Bài học kinh nghiệm mà Đảng ta vận dụng trong tình hình đổi mới đất nước hiện 
nay? 
Câu 2 (4,0 điểm) 
Nêu nét chính về Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc ở Ấn Độ (1885 – 1908)
Câu 3 (6,0 điểm)
Những khuynh hướng cứu nước, giải phóng dân tộc ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
Câu 4 (5,0 điểm) 
a) Khái quát các cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập của dân tộc ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII theo bảng thống 
kê sau:
 Tên cuộc đấu tranh Thời gian Người lãnh đạo Kết quả
b) Nêu nhận xét về nội dung bảng thống kê.
 Hết 
 De-Thi.com

File đính kèm:

  • docxbo_de_on_luyen_hoc_sinh_gioi_lich_su_11_cap_truong_kem_dap_a.docx