Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Tỉnh (Kèm đáp án)
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Tỉnh (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Tỉnh (Kèm đáp án)

Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Tỉnh (Kèm đáp án) - De-Thi.com B. Giàu tài nguyên, nhân công dồi dào. C. Chế độ tử hữu còn yếu, khủng hoảng. D. Lãnh thổ gần Trung Quốc và Liên Xô. Câu 7: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng điểm khác nhau giữa cuộc Cách mạng tháng Hai với cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga? A. Lực lượng tham gia. B. Phương pháp đấu tranh. C. Nhiệm vụ cách mạng. D. Lãnh đạo cách mạng. Câu 8: Một trong những di sản lớn nhất trong cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) còn giá trị đến ngày nay là A. tập trung cao độ quyền lực vào trong tay vua. B. cách thức tổ chức bộ máy nhà nước ở Trung ương. C. ưu tiên bổ nhiệm quan lại là người địa phương. D. cách thức phân chia đơn vị hành chính cấp tỉnh. Câu 9: Cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, mâu thuẫn bao trùm trong xã hội ở khu vực Đông Nam Á là mâu thuẫn giữa A. giai cấp tư sản với chính quyền thực dân. B. nhân dân Đông Nam Á với thực dân xâm lược. C. giai cấp nông dân và địa chủ phong kiến. D. giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Câu 10: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ cuối thế ki XIV – đầu thế kỉ XV? A. Đất nước bị chia cắt về mặt lãnh thổ, mầm mống kinh tế tư bản xuất hiện. B. Hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh bùng lên ở khắp mọi nơi. C. Nhà Trần lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu trên nhiều lĩnh vực. D. Đất nước độc lập, tự chủ, kinh tế phát triển hơn so với giai đoạn trước. Câu 11: Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, cuộc khởi nghĩa nào sau đây được nổ ra bằng một hội thề và kết thúc cũng bằng một hội thể? A. Khởi nghĩa Lam Sơn. B. Khởi nghĩa Lý Bí. C. Khởi nghĩa Tây Sơn. D. Khởi nghĩa Phùng Hưng Câu 12: Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077), việc nhà Lý chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách đề nghị giảng hòa có ý nghĩa hào dưới đây? A. Tạo thời cơ cho quân dân Đại Việt giành thắng lợi lớn trên chiến trường. B. Đập tan hoàn toàn âm mưu xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc. C. Thể hiện thiện chí hoà bình và tinh thần nhân đạo của nhân dân Đại Việt. De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Tỉnh (Kèm đáp án) - De-Thi.com D. Kéo dài thời gian hòa bình để Đại Việt chuẩn bị cho cuộc kháng chiến. Câu 13: Vua Lê Thánh Tông thi hành chính sách quân điền có ý nghĩa nào dưới đây? A. Thể hiện sự quan tâm của nhà nước với quân đội B. thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển. C. Thúc đẩy quân đội trưởng thành và thiện chiến. D. Thúc đẩy ngoại thương phát triển. Câu 14: Từ thực tiễn cuộc cải cách của Minh Mạng nửa đầu thế kỉ XIX có thể rút ra biện pháp nào sau đây để giảm bớt những tiêu cực trong hành chính nhà nước hiện nay? A. Án sát sứ ti. B. Phép “hồi tỵ”. C. Đốc học. D. Lưu quan. Câu 15: Nội dung nào dưới đây là một trong những tác động của chủ nghĩa tư bản độc quyền với quan hệ quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?. A. Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản trong chính các nước tư bản. B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với đế quốc về vấn đề thuộc địa. C. Dẫn đến sự ra đời của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. D. Mâu thuẫn giữa hệ thống tư bản với hệ thống xã hội chủ nghĩa. Câu 16: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mĩ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh chưa đến nơi, tiếng là cộng hỏa và dân chủ, kì thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì áp bức thuộc địa”. (Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 9, tr.314) Nhận định trên của Hồ Chí Minh đề cập đến hạn chế nào của các cuộc cách mạng tư sản? A. Chưa xóa bỏ chế độ áp bức, bóc lột giữa người với người. B. Chưa xóa bỏ chế độ nô lệ. C. Chưa xác lập quyền thống trị cho giai cấp tư sản. D. Chưa thủ tiêu triệt để thế lực phong kiến. Câu 17: Đối với Liên Xô, sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết không có ý nghĩa nào sau đây? A. Tạo tiền để cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới. B. Xác lập chế độ xã hội chủ nghĩa trên toàn lãnh thổ Liên Xô rộng lớn. C. Thể hiện sức mạnh đoàn kết, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc Xô viết. D. Tạo nên sức mạnh tổng hợp để nhân dân Liên Xô chiến thắng ngoại xâm. Câu 18: Nhiệm vụ lịch sử gì đặt ra đối với các dân tộc Đông Nam Á trước cuộc xâm lược của thực dân phương Tây? A. Tiếp tục duy trì chế độ chính trị cũ, hợp tác với các nước thực dân. B. Cải cách kinh tế, chính trị, xã hội, đoàn kết dân tộc, đứng lên đấu tranh bảo vệ độc lập. De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Tỉnh (Kèm đáp án) - De-Thi.com C. Chính sách ngoại giao khôn khéo, mở rộng quan hệ thương mại với các nước. D. Dựa trên cơ sở nhà nước phong kiến, tổ chức nhân dân đứng lên đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Câu 19: Cuộc Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga có điểm chung nào dưới đây? A. Tính chất của cuộc cách mạng. B. Đối tượng bị đánh đổ. C. Cục diện song song hai chính quyền. D. Đảng lãnh đạo cách mạng. Câu 20: Câu nói:”vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt...” của Trần Quốc Tuấn đã phản ánh nguyên nhân dẫn đến thắng lợi nào sau đây của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống Mông -Nguyên thế kỉ XIII? A. Tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến. B. Kẻ địch gặp nhiều khó khăn. C. Kế sách đánh giặc đúng đắn. D. Tinh thần đoàn kết của quân dân ta. Câu 21: Một trong những nguyên nhân dẫn tới mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với Tăng lữ và Quý tộc trong xã hội Pháp ở cuối thế kỉ XVIII là vì lí do nào dưới đây? A. Tăng lữ, Quý tộc đẩy đất nước vào cuộc chiến tranh với nước Anh. B. Đảng cấp thứ ba chịu ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga. C. Tăng lữ, Quý tộc dựa vào nông dân tấn công tư sản và bình dân thành thị. D. Đẳng cấp thứ ba không có quyền lợi về chính trị. Câu 22: Sách giáo khoa Lịch sử 11 có viết: “Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là cuộc chiến tranh chính nghĩa...”. Tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh được nhận biết chủ yếu dựa trên cơ sở nào? A. Hình thức tiến hành chiến tranh. B. Lực lượng tiến hành chiến tranh. C. Mục đích của chiến tranh. D. Phương châm tiến hành chiến tranh. Câu 23: Nhận xét nào dưới đây là đúng về hệ quả của chính sách nô dịch trong lĩnh vực văn hóa của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á? A. Nhân dân Đông Nam Á tích cực hưởng ứng chính sách văn hóa của các nước thực dân. B. Nhiều trường học được xây dựng đã khai hóa văn minh cho Đông Nam Á. C. Các nước Đông Nam Á bị lệ thuộc hoàn toàn vào các nước thực dân phương Tây. D. Để lại những hậu quả nặng nề và lâu dài cho nhân dân các nước Đông Nam Á. Câu 24: Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng trong phong trào giải phóng dân tộc ở ba nước Đông Dương vào cuối thế kỉ XIX? A. Phong trào chống thực dân mang ý thức hệ phong kiến. De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Tỉnh (Kèm đáp án) - De-Thi.com B. Thắng lợi hoàn toàn, lật đổ ách cai trị của thực dân Pháp. C. Diễn ra quyết liệt, dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô Sản. D. Phong trào đấu tranh diễn ra theo khuynh hướng tự an. PHẦN II (4,0 điểm). Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Năm 1397, Hồ Quý Ly đặt ra phép hạn điền, tức là hạn chế việc sở hữu ruộng tư. Theo đó, trừ đại vương và trưởng công chúa (số này rất ít), còn tất cả mọi người, từ quý tộc cho đến thứ dân, đều bị hạn chế số ruộng tư (tối đa 10 mẫu), cho phép lấy ruộng tư chuộc tội. Nhà nước tiến hành đo đạc lại ruộng đất, diện tích thừa phải sung công...Phép hạn điền đã đánh mạnh vào thế lực của tầng lớp quý tộc điền trang và địa chủ tư hữu, tăng nguồn thu nhập sưu thuế cho nhà nước”. (Nguyễn Quang Ngọc, Tiến trình Lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, 2005, tr. 84-87) a. Phép hạn điền là một trong những nội dung tiến bộ trong cuộc cải cách của Hồ Quý Ly. b. Phép hạn điền không phù hợp với nền kinh tế nông nghiệp của đất nước thời điểm đó. c. Phép hạn điền có tác dụng hạn chế việc sở hữu ruộng tư của quý tộc, địa chủ. d. Phép hạn điền đã xóa bỏ hoàn toàn tầng lớp quý tộc, địa chủ. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Cải cách của vua Minh Mạng là cuộc cải cách khá toàn diện trên các lĩnh vực hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục. Kết quả của cuộc cải cách đã tăng cường tính thống nhất của quốc gia. Chế độ trung ương tập quyền chuyên chế và quyền lực của hoàng đế được củng cố, thúc đẩy bộ máy chính quyền các cấp hoạt động hiệu quả...” (SGK Lịch sử 11, Bộ Chân trời sáng tạo, tr.75) a. Đây là cuộc cải cách về chính trị có quy mô lớn, toàn diện và sâu sắc. b. An ninh - xã hội ở địa phương chuyển biến tích cực. c. Đây là cuộc cải cách đưa nhà nước Đại Việt đạt đến đỉnh cao. d. Đặt nền móng cho thể chế chính trị triều Nguyễn nhiều thập kỉ sau đó. Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Với tư tưởng “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”, khởi nghĩa Lam Sơn không chỉ thu hút được sự ủng hộ nhiệt tình, đoàn kết của nhân dân mà còn tranh thủ được lực lượng của kẻ thù. Bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn là hình ảnh thu nhỏ của khối đoàn kết toàn dân, với đầy đủ thành phần, lứa tuổi như hào trưởng (Lê Lợi), nho sĩ (Nguyễn Trãi), quý tộc (Trần Nguyên Hãn), dân nghèo (Nguyễn Chích), thủ lĩnh dân tộc thiểu số (Lê Lai)... (SGK Lịch sử 11, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, tr.58) a. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) và kháng chiến chống quân Nguyên (1285) đều kết thúc bằng giải pháp nghị hòa. De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Tỉnh (Kèm đáp án) - De-Thi.com b. Một trong những yếu tố làm nên thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn là thực hiện chính sách an dân, xây dụng thế trận lòng dân. c. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã đánh bại quân Xiêm, giành độc lập tự chủ. d. Đoạn trích đề cập đến bài học về nghệ thuật quân sự độc đáo “vây thành diệt viện" của khởi nghĩa Lam Sơn. Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản kéo theo nhu cầu ngày càng cao về nguyên liệu và nhân công, dẫn tới sự tăng cường chính sách xâm lược, mở rộng thuộc địa. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Chủ nghĩa đế quốc là hệ quả trực tiếp của quá trình xâm lược thuộc địa nhằm tìm kiếm thị trường, thu lợi nhuận và đầu tư tư bản ở nước ngoài”. (SGK Lịch sử 11, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, tr.13) a. Trong số các nước đế quốc, nước Anh được mệnh danh là “đế quốc mà mặt trời không bao giờ lặn” vì đã thiết lập hệ thống thuộc địa rộng khắp ở châu Á và châu Âu. b. Một trong những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc là sự ra đời của giai cấp tư sản và vô sản. c. Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản kéo theo nhu cầu ngày càng cao về nguyên liệu và nhân công. d. Các nước đế quốc đẩy mạnh xâm chiếm thị trường và thuộc địa dẫn đến nhiều chuyển biến quan trọng trong tình hình chính trị thế giới. PHẦN III (10,0 điểm). Câu tự luận (Thí sinh làm bài ra tờ giấy thi) Câu 1 (4,0 điểm) Trình bày những tiền đề dẫn tới sự bùng nổ của cuộc cách mạng tư sản Pháp ở cuối thế kỉ XVIII. Cuộc cách mạng tư sản Pháp có phải là một cuộc cách mạng tư sản triệt để không? Vì sao? Câu 2 (3,0 điểm) a. Trình bày những thành tựu chính trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học – kĩ thuật và văn hóa giáo dục trong công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc (từ 1978 đến nay). b. Công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc đã để lại những bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay? Câu 3 (3,0 điểm) a. Vì sao lãnh thổ Việt Nam thường xuyên là đối tượng bị nhòm ngó, can thiệp hoặc xâm lược của các thế lực bên ngoài? b. Kể tên một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX. Từ đó, anh/chị hãy rút ra những bài học lịch sử đối với dân tộc hiện nay. ......HẾT........ De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Tỉnh (Kèm đáp án) - De-Thi.com HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN I (6,0 điểm). Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. 1. A 2. C 3. A 4. D 5. C 6. B 7. C 8. D 9. B 10. C 11. A 12. C 13. B 14. B 15. B 16. A 17. A 18. B 19. D 20. D 21. D 22. C 23. D 24. A PHẦN II (4,0 điểm). Câu trắc nghiệm đúng sai. 1. Đ-S-Đ-S 2. S-Đ-S-Đ 3. S-Đ-S-S 4. S-S-Đ-Đ PHẦN III (10,0 điểm). Câu tự luận CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Trình bày những tiền đề dẫn tới sự bùng nổ của cuộc cách mạng tư sản Pháp ở 4,0 Câu 1 cuối thế kỉ XVII. Cuộc cách mạng tư sản Pháp có phải là một cuộc cách mạng tư sản triệt để không? Vì sao? * Tiền đề dẫn tới sự bùng nổ của cuộc cách mạng tư sản Pháp Tiền đề về kinh tế: Đến cuối thế kỉ XVIII, ở Pháp, công thương nghiệp phát triển mạnh, máy móc được sử dụng ngày càng nhiều. Ngoại thương có bước phát triển mới, mở rộng ở châu Âu và 0,5 châu Á. Tuy nhiên, sự phát triển này gặp phải nhiều rào cản từ phía nhà nước phong kiến => xóa bỏ rào cản đó. Tiền đề chính trị: Cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp theo chế độ quân chủ chuyên chế, đứng đầu là vua Lu-i XVI. Vua có quyền lực tuyệt đối, quyết định mọi công việc đối 0,5 nội, đối ngoại của quốc gia... Tiền đề về xã hội: Ở Pháp, mâu thuẫn giữa tư sản và các tầng lớp nhân dân với tăng lữ, quý tộc ngày càng gay gắt. Đây là mâu thuẫn tiêu biểu nhất trong xã hội các nước Âu – Mỹ thời kì này. - Xã hội Pháp phân chia thành ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đảng cấp thứ III. Hai đẳng cấp trên chiếm khoảng 2% dân số những nắm toàn bộ chức vụ 0,5 quan trọng trong Giáo hội và bộ máy chính quyền. Đảng cấp thứ ba bao gồm nhiều giai cấp và tầng lớp như tư sản, nông dân, bình dân thành thị...Nông dân là lực lượng sản xuất chủ yếu nhưng đời sống cực khổ, không có ruộng đất, bị nhiều tầng áp bức bóc lột. Tư sản có thể lực về kinh tế nhưng không có quyền lợi chính trị... Tiền đề tư tưởng: - Ở Pháp, trào lưu Triết học Ánh sáng đã kịch lệt phê phán tình trạng mục nát, lỗi thời của chế độ phong kiến và Giáo hội Thiên chúa giáo đương thời, đưa ra những lí thuyết về việc xây dựng nhà nước kiểu mới. Triết học Ánh sáng là trào lưu điển hình nhất 0,5 trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến. Đại diện tiêu biểu là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô. - Những quan điểm tiến bộ của giai cấp tư sản, của Triết học Ánh sáng đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, là vũ khí tư tưởng giúp cho giai cấp tư sản có những De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Tỉnh (Kèm đáp án) - De-Thi.com nhận thức mới, dọn đường cho cuộc cách mạng tư sản bùng nổ, thúc đẩy cách mạng tiến lên. * Cuộc cách mạng tư sản Pháp có phải là một cuộc cách mạng tư sản triệt để 0,5 * Giải thích - Lãnh đạo là giai cấp tư sản. Cuộc cách mạng đã lật đổ và xóa bỏ mọi tàn dư của chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ cộng hoà. Bảo vệ được độc lập, đưa ra Tuyên 0,5 ngôn Nhân quyền và dân quyền... - Nông dân được giải phóng, vấn đề ruộng đất được giải quyết, những cản trở đối với 0,5 công thương nghiệp bị xoá bỏ, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Mở ra thời đại mới, thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước Âu- 0,5 Mỹ. Làm cho chế độ phong kiến bị lung lay trên khắp châu Âu. a. Trình bày những thành tựu chính trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học – kĩ thuật và văn hóa – giáo dục trong công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc (từ 1978 3,0 Câu 2 đến nay). b. Công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc đã để lại những bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay? a. Những thành tựu chính trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học – kĩ thuật, đối ngoại trong công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc * Về kinh tế - Trung Quốc đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong nhiều năm... (Lưu ý: Số liệu minh chứng thì giám khảo linh động vì các bộ sách khác nhau đưa số 0,25 liệu khác nhau) - Từ năm 2010, nền kinh tế Trung Quốc vượt qua Nhật Bản và duy trì vị trí đứng thứ 0,25 hai thế giới * Về khoa học – kĩ thuật - Đạt nhiều thành tựu trong chương trình thám hiểm không gian (phát triển ngành hàng không vũ trụ): phóng tàu Thần Châu vào không gian vũ trụ, trở thành nước thứ ba trên 0,25 thế giới có tàu đưa con người bay vào vũ trụ. - Ngoài ra Trung Quốc cũng đạt nhiều thành tựu trong các lĩnh vực giao thông vận tải, 0,25 hạ tầng kĩ thuật số, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học,... * Về văn hóa – giáo dục Nền giáo dục quốc dân phát triển mạnh, toàn diện, xuất hiện nhiều trường đại học chất 0,5 lượng cao, nguồn nhân lực chất lượng cao, ... b. Những bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay - Kiên định con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội... 0,25 - Vận dụng linh hoạt, sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin... 0,25 - Nâng cao năng lực, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản... 0,25 - Tiến hành cải cách toàn diện và đồng bộ, trọng tâm là về kinh tế... 0,25 De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Tỉnh (Kèm đáp án) - De-Thi.com - Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ. 0,25 - Phát huy, củng cố, nâng cao sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc 0,25 xây dựng và bảo vệ đất nước. a. Vì sao lãnh thổ Việt Nam thường xuyên là đối tượng bị nhòm ngó, can thiệp hoặc xâm lược của các thế lực bên ngoài 3,0 Câu 3 b. Kể tên một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX. Từ đó, anh/chị hãy rút ra những bài học lịch sử đối với dân tộc hiện nay. a. Lãnh thổ Việt Nam thường xuyên là đối tượng bị nhòm ngó, can thiệp hoặc xâm lược của các thế lực bên ngoài - Việt Nam nằm ở Đông Nam Á – ngã tư giữa lục địa Á – Âu và châu Đại Dương, giữa 0,5 Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, trên tuyến đường giao thông, giao thương giữa Trung Quốc và Ấn Độ. - Việt Nam nằm liền kể Trung Quốc, án ngũ Biển Đông, là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, là địa bàn “tiền tiêu” của Đông Nam Á từ phía Bắc, là 0,5 cửa ngõ để tiến vào bán đảo Trung - Ấn từ phía Đông và Trung Quốc từ phía Nam. - Trong suốt tiến trình lịch sử, Việt Nam là địa bàn cạnh tranh địa chính trị, xác lập và 0,25 mở rộng phạm vi ảnh hưởng của các nước lớn trong khu vực và trên thế giới. b. Kể tên một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX - Kháng chiến chống quân Nam Hán (938) - Kháng chiến chống quân Tống (981) - Kháng chiến chống quân Tống (1075 – 1077) - Ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (1258, 1285, 1287 – 1288) 0,75 - Kháng chiến chống quân Xiêm (1785) - Kháng chiến chống quân Thanh (1789) (Lưu ý: Hs kể tên được mỗi cuộc kháng chiến thắng lợi thì được 0,1 điểm. Riêng ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên làm gặp thì chấm 0,25 điểm) * Rút ra những bài học lịch sử đối với dân tộc hiện nay - Bài học về vận động, tập hợp, xây dựng lực lượng: là một trong những yếu tố đóng 0,25 vai trò quyết định. Bài học về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc (toàn dân): là yếu tố đóng vai trò nền tảng then chốt. Đoàn kết là sức mạnh giúp nhân dân Việt Nam có thể vượt qua mọi khó 0,25 khăn, thử thách. - Bài học về nghệ thuật quân sự: nổi bật là nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân, những kinh nghiệm đánh giặc dũng cảm, mưu trí như lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng 0,25 lớn, lấy yếu chống mạnh... - Bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến thắng lợi có giá trị đối với chính sách đối 0,25 ngoại của Việt Nam trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến đổi. De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Tỉnh (Kèm đáp án) - De-Thi.com ĐỀ SỐ 6 UBND TỈNH THÁI NGUYÊN THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 11 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Môn thi: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 150 phút, (không kể thời gian giao đề) ĐỀ THI CHÍNH THỨC Câu 1 (2,0 điểm) Phân tích mục tiêu, lãnh đạo, động lực, hình thức của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII và Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII. Câu 2. (4,0 điểm) Đọc tư liệu sau và thực hiện nhiệm vụ: “Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học - công nghệ. Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có những biện pháp điều chỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó.” (Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Báo Nhân Dân, số ra ngày 17/5/2021). Em hãy làm sáng tỏ những tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại được phản ánh qua đoạn tư liệu trên. Câu 3 (5,0 điểm) Phân tích nguyên nhân thắng lợi và nêu những đặc điểm nổi bật của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở thế kỉ XV. Câu 4. (5,0 điểm) Cuộc cải cách của Minh Mạng diễn ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Nêu khái quát nội dung cải cách của Minh Mạng đối với bộ máy chính quyền trung ương và địa phương, kết quả và ý nghĩa. Câu 5. (4,0 điểm) Hình ảnh bên phản ánh thành tựu nào của nghệ thuật truyền thống Việt Nam? Giới thiệu khái quát và nêu các giá trị của thành tựu đó. Bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Lịch sử 11 cấp Tỉnh (Kèm đáp án) - De-Thi.com HƯỚNG DẪN CHẤM A. Hướng dẫn chung Giám khảo chấm theo hướng dẫn chấm và biểu điểm; chỉ cho điểm tối đa nếu học sinh trình bày, lập luận tốt; không sai sót về kiến thức cơ bản. Học sinh trình bày theo cách khác nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa; giám khảo làm tròn điểm tổng bài thi đến 0,25 điểm. B. Hướng dẫn chấm và biểu điểm CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 Phân tích mục tiêu, lãnh đạo, động lực, hình thức của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ (2,0 điểm) XVII và Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII. 1. Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVI - Mục tiêu: Lật đổ chế độ phong kiến bảo thủ (đứng đầu là Sác-lơ I), thiết lập nền 0,25 thống trị của giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới, mở đường cho CNTB phát triển... - Lãnh đạo: Tư sản và quý tộc mới... 0,25 - Động lực: Tư sản, quý tộc mới và quần chúng nhân dân... 0,25 - Hình thức: Nội chiến... 0,25 2. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XV - Mục tiêu: Lật đổ chế độ phong kiến bảo thủ (đứng đầu là Lu-I XVI), thiết lập 0,25 nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho CNTB phát triển... - Lãnh đạo: Tư sản... 0,25 - Động lực: Tư sản và quần chúng nhân dân... 0,25 - Hình thức: Kết hợp giữa hình thức nội chiến và đấu tranh chống sự xâm lược của 0,25 phong kiến châu Âu... Câu 2 Đọc tư liệu sau và thực hiện nhiệm vụ: Làm sáng tỏ những tiềm năng và thách thức (4,0 điểm) của chủ nghĩa tư bản hiện đại a/ Tiềm năng: - Có trình độ sản xuất phát triển cao chưa từng có trong lịch sử phát triển gần 5 thế 0,5 kỉ; Tiếp tục áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển kinh tế, khoa học - kĩ thuật; - Có bề dày kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế, có nền tảng pháp chế 0,5 kiện toàn và cơ chế vận hành xã hội tương đối hoàn chỉnh; - Tiếp tục có khả năng tự điều chỉnh và thích nghi để tồn tại, phát triển: 0,5 - Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đã và sẽ tạo ra cho CNTB hiện đại nguồn lực bên 0,5 ngoài quan trọng để phát triển kinh tế. b/ Thách thức: - Bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng, mặc dù CNTB hiện đại đã có những 0,75 điều chỉnh quan trọng về quan hệ sở hữu và quản lí... 0,75 De-Thi.com
File đính kèm:
bo_de_on_luyen_hoc_sinh_gioi_lich_su_11_cap_tinh_kem_dap_an.docx