Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Địa lí 9 cấp Tỉnh (Kèm đáp án)
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Địa lí 9 cấp Tỉnh (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Địa lí 9 cấp Tỉnh (Kèm đáp án)

Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Địa lí 9 cấp Tỉnh (Kèm đáp án) - De-Thi.com 5 a - Dạng biểu đồ: biểu đồ kết hợp (cột chồng + đường). Các loại biểu đồ khác không 2,0 cho điểm. - Yêu cầu: + Đúng: vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ; hai trục tung thể hiện số lượt khách, doanh thu từ du lịch; trục hoành thể hiện thời gian (năm); khoảng cách năm chính xác, các số liệu trên trục tung được chia đều + Đủ các yếu tố: gốc tọa độ, chú giải, số liệu các năm, tên biểu đồ. + Đảm bảo tính thẩm mĩ. (Thiếu 1 trong các yếu tố: số liệu, đơn vị, năm, gốc tọa độ trừ 0,25 điểm/ Thiếu tên, chú giải; sai tỉ lệ trên trục hoành hoặc trục tung trừ 0,5 điểm) b Nhận xét và giải thích về tình hình phát triển ngành du lịch của nước ta giai đoạn 3,0 2010 – 2020. * Nhận xét: - Tình hình phát triển ngành du lịch nước ta có sự khác nhau giữa các thời kì. - Giai đoạn 2000 – 2019, số lượt khách, doanh thu từ du lịch, mức chi tiêu bình quân của khách du lịch tăng nhanh: + Tổng số khách du lịch tăng từ 33 lên 103,1 triệu lượt khách, gấp 3,1 lần; trong đó 0,5 khách nội địa tăng gấp 3,0 lần, khách quốc tế tăng gấp 3,6 lần (tăng nhanh hơn khách nội địa). + Doanh thu từ du lịch tăng nhanh hơn số khách du lịch, tăng gấp 7,5 lần. 0,25 + Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch tăng từ 2,91 triệu đồng lên 6,98 triệu 0,25 đồng. - Giai đoạn 2019 – 2020, số lượt khách, doanh thu từ du lịch, mức chi tiêu bình quân của khách du lịch giảm mạnh: + Tổng số khách du dịch giảm từ 103,1 xuống 69,7 triệu lượt khách, giảm 33,4 triệu 0,5 lượt khách. Trong đó, khách nội địa giảm 19 triệu lượt, khách quốc tế giảm 14,3 triệu lượt. + Doanh thu từ du lịch giảm mạnh (giảm 408 nghìn tỉ đồng). 0,25 + Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch giảm từ 6,98 triệu đồng xuống 4,48 triệu 0,25 đồng. * Giải thích: - Giai đoạn 2000 – 2019, số lượt khách, doanh thu từ du lịch và mức chi tiêu bình quân của khách du lịch tăng nhanh vì: + Chất lượng dịch vụ của ngành du lịch ngày càng được nâng cao (cơ sở hạ tầng; cơ 0,25 sở lưu trú – khách sạn, nhà nghỉ; cơ sở vui chơi giải trí; chất lượng lao động ) + Chất lượng cuộc sống của dân cư ngày càng cao, nhu cầu đi du lịch ngày càng lớn. 0,25 + Nước ta có tài nguyên du lịch phong phú, hấp dẫn khách du lịch (dẫn chứng). + Khác: hoạt động quảng bá du lịch được đẩy mạnh; môi trường chính trị ổn định 0,25 (Việt Nam là điểm đến an toàn); - Năm 2020, số lượt khách, doanh thu từ du lịch và mức chi tiêu bình quân của khách du lịch giảm sút mạnh mẽ do tác động của đại dịch Covid-19. 0,25 TỔNG ĐIỂM 20,0 De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Địa lí 9 cấp Tỉnh (Kèm đáp án) - De-Thi.com ĐỀ SỐ 7 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 Môn thi: ĐỊA LÍ – BẢNG A ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu I (4,0 điểm) 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học, so sanh sự khác biệt về địa hình giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc 2. Trình bày ảnh hưởng của địa hình đến hướng chảy sông ngòi của nước ta. Câu II (3,0 điểm) 1. Dựa vào bảng số liệu sau và kiến thức đã học, chứng minh nước ta đông dân, số dân vẫn tăng nhanh và cơ cấu dân số có sự thay đổi. MỘT SỐ CHỈ SỐ VỀ DÂN CƯ NƯỚC TA NĂM 2010 VÀ NĂM 2020. Chỉ số Tổng số dân Tỉ lệ dân thành thị Tỉ lệ giới tính nam Năm (nghìn người) (%) (%) 2010 87067,3 30,39 49,46 2020 97582,7 36,82 49,80 (Nguồn: Số liệu theo Niên giám thống kê, NXB Thống kê năm 2021). 2.Trình bày sự thay đổi cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế nước ta. Giải thích tại sao tỉ lệ thất nghiệp nước ta cao ở khu vực thành thị. Câu III (5,0 điểm) 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích thế mạnh về tự nhiên để phát triển ngành công nghiệp năng lượng nước ta. 2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày tình hình phát triển và phân bổ ngành nuôi trồng thủy sản nước ta. 3. Tại sao các hoạt động dịch vụ nước ta phân bố không đều? Câu IV (4,0 điểm) 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta. De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Địa lí 9 cấp Tỉnh (Kèm đáp án) - De-Thi.com 2. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên Câu V (4,0 điểm) Cho bảng số liệu: TRỊ GIÁ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA PHÂN THEO NHÓM HÀNG NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2015-2020. (Đơn vị: triệu đô la Mỹ) Năm 2015 2017 2019 2020 Nhóm hàng Tổng số 162012,2 215112,2 264260,4 282622,3 Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 73519,7 107785,5 134117,6 149457,3 Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp 64816,4 79373,4 101761,5 104149,9 Hàng nông, lâm, thủy sản 23676,1 27953,3 28381,3 29015,1 (Nguồn: Số liệu theo Niên giám thống kê, NXB Thống kê năm 2021). 1. Vẽ biểu độ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu trị giá xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng nước ta, giai đoạn 2015 – 2022. 2. Từ bảng số liệu và biểu đồ, rút ra nhận xét. HẾT De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Địa lí 9 cấp Tỉnh (Kèm đáp án) - De-Thi.com HƯỚNG DẪN CHẤM Câu I (4,0 điểm) 1. Sự khác biệt về địa hình giữa vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc. Tiêu chí Tây Bắc Đông Bắc Vị trí địa lí Giữa sông Hồng và sông Cả Tả ngản sông Hồng từ dãy núi Con voi đến ven vùng biển Quảng Ninh Khác nhau Hướng núi Hướng Tây Bắc - Đông Nam Hướng Vòng cung chính Độ cao Là vùng núi cao nhất nước ta. Núi Chủ yếu là núi trung bình và núi thấp, cao và núi trung bình chiếm ưu độ cao <1000m thế. Cấu trúc địa - Các dải núi cao, đồ sộ và chạy - Nổi bật với 4 cánh cung núi lớn mở hình song song theo hướng TB → ĐN: rộng về phía Bắc: Sông Gâm, Ngân Hoàng Liên Sơn, Pu Den Dinh, Pu Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều và vùng đồi Sam Sao. trung du rộng nhất cả nước. - Xen kẽ là các cánh đồng giữa núi - Có nhiều khu vực đá vôi, cảnh quan như Than Uyên, Nghīa Lộ cacxtơ tạo nên những cảnh quan đẹp hùng vĩ như cao nguyên đá Đồng Văn, vịnh Hạ Long... 2. Ảnh hưởng của địa hình đến hướng chảy sông ngòi nước ta - Địa hình chủ yếu là đồi núi, bị nước mưa cắtt xẻ mạnh hình thành mạng lưới sông ngòi dày đặc. - Địa hình ¾ là đồi núi, núi lan sát ra biển, kết hợp lãnh thổ hẹp ngang nên phần lớn các sông ở nước ta đều ngắn, dốc. - Địa hình có sự tương phản giữa đồng bằng và miền núi nên sông ngòi có sự thay đổi đột ngột khi đi từ thượng lưu về hạ lưu. Ở miền núi lòng sông hẹp, nước chảy xiết, nhiều thác ghềnh. Ở đồng bằng lòng sông mở rộng nước chảy êm đềm. - Hướng nghiêng của địa hình VN: cao ở TB thấp dần về ĐN; 2 hướng chính của núi Việt Nam: TB-ĐN và vòng cung → sông ngòi nuớc ta có 2 hướng chính là TB-ĐN, vòng cung. - Lượng mưa lớn tập trung theo mùa trên mỗit miền địa hình chủ yếu là đồi núi làm cho bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh, đất bị xói mòn, rửa trôi nên hàm lượng phù sa của sông ngòi VN rất lớn. - Sự phân hóa của địa hình ảnh hưởng đến đặc điểm mang lưới và chế độ nước sông của từng miền lãnh thổ. (DC) Câu II (3,0 điểm) 1. Chứng minh nước ta đông dân, số dân vẫn tăng nhanh và cơ cấu dân số có sự thay đổi. - Nước ta có số dân đông. + Năm 2020, dân số nước ta là 97582,7 nghìn người, MĐDS là 294 người/km² De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Địa lí 9 cấp Tỉnh (Kèm đáp án) - De-Thi.com + Năm 2019, dân số nước ta là 96,2 triệu người; đứng thứ 3 Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippin), đứng thứ 15 trên thế giới trong khi diện tích nước ta chỉ 331212 km2 (đứng thứ 58 trên thế giới). => Như vậy nước ta là một nước đông dân. - Dân số nước ta tăng nhanh, tăng từ 87067,3 nghìn người (2010) đến 97582,7 nghìn người (2020), tăng gấp 1,12 lần; trung bình mỗi năm tăng 1,05 triệu nguời. - Cơ cấu dân số nước ta có sự thay đổi: + Theo thành thị và nông thôn: Cơ cấu dân thành thị mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng có xu hướng tăng lên, tăng 6,43% giai đoạn 2010-2020. Cơ cấu dân nông thôn chiếm tỉ lệ lớn hơn nhưng có xu hướng giảm, giảm 6,43% giai đoạn 2010-2020. => Dân số có sự chuyển dịch từ nông thôn lên thành thị. + Theo giói tinh: Cơ cấu dân số nam chiếm tỉ lệ thấp hơn nhưng có xu hướng tăng lên, tăng 0,34% giai đoạn 2010-2020. Cơ cấu dân số nữ chiếm tỉ lệ cao hơn nhưng có sự giảm xuống, giảm 0,34% giai đoạn 2010- 2020. => Dân số nước ta đang tiến tới cân bằng giới tính. 2. Sự thay đổi cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế nước ta. - Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế nước ta đang có sự thay đổi. Trong giai đoạn 1995-2007: + Cơ cấu lao động trong ngành Nông - Lâm - Nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhưng có xu hướng giảm dần, giảm 17,3%. + Cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng có xu hướng tăng, tăng 8,6%. + Cơ cấu lao động trong ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng tăng dần, tăng 8,7%. => Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch từ khu vực N - L - N sang khu vực CN - XD, dịch vụ. Tỉ lệ thất nghiệp nước ta cao ở khu vực thành thị vì: - Nước ta đang thực hiện quá trình công nghiệp hóa, do đó kéo theo quá trình đô thị hóa phát triển với tốc độ nhanh nên số dân thành thị ngày càng cao trong khi nền kinh tế nước ta đang phát triển, gây ra tình trạng thất nghiệp. - Sự phát triển của hai ngành công nghiệp và dịch vụ ở thành thị đòi hỏi lao động cần phải có tay nghề và trình độ lao động có tay nghề, trình độ ở nước ta còn thấp. - Hiện nay do ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19 nên các công ti, nhà máy phải cắt giảm việc làm, gây ra tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng cao. => Do vậy, cần đầu tư hơn nữa về giáo dục, đào tạo để nâng cao tỉ lệ lao động đã qua đào tạo, đa dạng hóa và mở rộng các ngành nghề, nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh để giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị nước ta. Câu III (5,0 điểm) De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Địa lí 9 cấp Tỉnh (Kèm đáp án) - De-Thi.com 1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích thế mạnh về tự nhiên để phát triển ngành công nghiệp năng lượng: * Nước ta có nguồn tài nguyên năng lượng dồi dào: - Than: + Than antraxit tâp trung ở Quảng Ninh, trữ lượng 3 tỷ tấn. + Than nâu phân bố ở đồng bằng sông Hồng, trữ lượng hàng chục tỷ tấn. + Than bùn tập trung nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là vùng rừng U Minh. - Dầu khí: Tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục đia, trữ lượng khoảng 4 tỷ tấn và vài trăm m3 khí - Thủy năng: Tiềm năng rất lớn, về lý thuyết có thể đạt 30 triệu kW. - Các nguồn năng lượng khác: năng lưựong mặt trời, gió, địa nhiệt, thủy triều, ... ở nước ta rất dồi dào. 2. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta: * Tình hình phát triển: - Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh (DC), đến năm 2007, sản lượng thủy sản nuôi trồng đã vượt khai thác. (DC) - Tỷ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng liên tục. (DC). - Hiện nay, nhiều loại thủy sản đã trở thành đối tượng nuôi trồng, đặc biệt là tôm nuôi (tôm sú, tôm càng xanh,...) và các loài cá. * Phân bố: - Thủy sản nuôi trồng tập trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Các tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn là An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long. - Ngoài ra các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ninh,... cũng có sản lương thủy sản nuôi trồng đáng kể. 3. Nguyên nhân các hoạt động dịch vụ nước ta phân bố không đồng đều: - Vì sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào các đối tượng đòi hỏi ngành dịch vụ, trước hết là sự phân bố dân cư. - Những thành phố, thị xã và các vùng đông dân với nhiều ngành kinh tế phát triển thì ở đó tập trung nhiều loại hình dịch vụ (VD: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bô, ). - Miền núi, hải đåo, nông thôn nghèo... thưa dần và hoạt động kinh tế mang tính chất tự cung tự cấp thì ở đó dịch vụ kém phát triểm. (VD: Tây Nguyên, Tây Bắc, ). Câu IV (4,0 điểm) 1. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất nước ta: * Biểu hiện: De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Địa lí 9 cấp Tỉnh (Kèm đáp án) - De-Thi.com - Là vùng trọng điểm lúa của nước ta. + Diện tích đứng đầu cả nước (chiếm >50%) với 3834,8 nghìn ha. + Sản lượng lúa đứng thứ nhất cả nước với 17,7 triệu tấn (2002). + Năng suất lúa đứng thứ hai với 542,6 tạ/ha (2002). + Bình quân lương thực trên đầu người đạt 1066,3kg/người (2002). + Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta (>90%). - Sản lượng thủy sản đứng đầu cả nước (chiếm >50%). + Cá biển khai thác (chiếm 41,3%). + Cá nuôi (chiếm 58,4%). + Tôm nuôi (chiếm 76,7%). - Đứng đầu cả nước về xuất khẩu cá, tôm (>50% cả nước). - Là vùng trồng cây ăn quả nhiệt đới lớn nhất cả nước với nhiều loại có giá trị: sầu riêng, măng cụt, - Nghề nuôi vịt phát triển mạnh đứng đầu cả nước. - Chăn nuôi lợn đứng thứ hai cả nước với hơn 3 triệu con. - Các nguồn thực phẩm khác: rau, đậu, mật ong... * Nguyên nhân: - Diện tích đất phù sa lớn, đất đai màu mỡ, đặc biệt là đất phù sa ngọt thuận lợi để sản xuất lương thực phát triển. - Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, thích hợp với các loại cây nhiệt đới cho năng suất, sản lượng ổn định. - Nguồn nước dồi dào vì có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. - Vùng biển ấm, rộng, ngư trường trọng điểm Cà Mau – Kiên Giang với nguồn thủy hải sản phong phú, diện tích mặt nước rộng lớn. 2. Thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên. - Thuận lợi: + Địa hình cao nguyên xếp tầng, độ cao trung bình 500 – 600m, bề mặt khá bằng phẳng với diện tích lớn → thuận lợi để xây dựng các vùng chuyên canh có diện tích lớn. + Đất đỏ bazan màu mỡ với diện tích lớn nhất cả nước → thích hợp trồng các loại cây công nghiệp lâu năm. + Khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, có sự phân hóa theo độ cao nên Tây Nguyên có thể trồng các loại cây công nghiệp cận nhiệt (VD) bên cạnh các loại cây công nghiệp nhiệt đới. + Nguồn nước khá phong phú và các hệ thống sông có giá trị về thủy lợi, nguồn nước ngầm. - Khó khăn: + Khí hậu: mùa khô kéo dài sâu sắc gây tình trạng thiếu nước nghiêm trọng → gây khó khăn cho việc giải quyết nguồn nước tưới, tốn kém. + Nguồn nước thủy chế có sự phân hóa theo mùa, sự hạ thấp mực nước ngầm gây khó khăn cho công tác thủy lợi. Câu V (4,0 điểm) De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Địa lí 9 cấp Tỉnh (Kèm đáp án) - De-Thi.com 1. Vẽ biều đồ: Vẽ biều đồ miền Bảng số liệu thể hiện cơ cấu trị giá xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng nước ta giai đoạn 2015-2020 (Đơn vị: %) Năm 2015 2017 2019 2020 Nhóm hàng Tổng 100 100 100 100 Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 45.4 50.1 50.8 52.9 Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp 40 36.9 38.5 36.9 Hàng nông – lâm - thủy sản 14.6 13 10.8 10.2 2. Nhận xét Trong giai đoạn 2015-2020: - Trị giá xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng nước ta đều tăng nhưng tốc độ tăng khác nhau: + Tổng: Tăng từ 162012,2 đển 282622,3 (triệu đô la Mȳ), tăng 1,7 lần. + Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản:Tăng từ 73519,7 đến 149457,3 (triệu đô la Mỹ), tăng 2 lần. + Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp: Tăng từ 64816,4 đển 104149,9 (triệu đô la Mỹ), tăng 1,6 lần. + Hàng nông, lâm, thủy sản: Tăng từ 23676,1 đến 29015,1 (triệu đô la Mȳ), tăng 1,2 lần. => Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng nhanh nhất, tiếp đến là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, chậm nhất là hàng nông, lâm, thủy sản. - Cơ cấu trị giá xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng nước ta có sự chênh lệch tỉ trọng giữa các thành phần: + Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỉ trọng lớn nhất (DC) + Tiếp đến là Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (DC) + Hàng nông, lâm, thủy sản chiếm tỉ trọng nhỏ nhất (DC) - Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng nước ta có sự thay đổi tỉ trọng các thảnh phần: + Tỷ trọng Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản có xu hướng tăng (DC) + Tỷ trọng Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp có xu hướng biến động (DC) + Tỷ trọng Hàng nông, lâm, thủy sản có xu hướng giảm (DC) => Sự thay đổi cơ cấu trị giá xuất khẩu hàng hóa nưóc ta phân theo nhóm hàng phù hợp với các chích sách của Nhà nước ta hiện nay, phục vụ cho công cuộc Công nghiệp hóa Hiện đại hóa đất nước. De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Địa lí 9 cấp Tỉnh (Kèm đáp án) - De-Thi.com ĐỀ SỐ 8 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS CẤP TỈNH TỈNH PHÚ YÊN Môn thi: ĐỊA LÍ ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1 (5,0 điểm) a. So sánh hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ. (3,0 điểm) b. Hãy trình bày và giải thích sự phân bố lượng mưa theo vĩ độ. (2,0 điểm) Câu 2 (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến khí hậu nước ta. Câu 3 (3,0 điểm) a. Trình bày đặc điểm tự nhiên chủ yếu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. (2,0 điểm) b. Giải thích vì sao ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ mùa đông lại ngắn và ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? (1,0 điểm) Câu 4 (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta. Giải thích nguyên nhân. Câu 5 (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: CƠ CẤU DIỆN TÍCH LÚA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2019 (Đơn vị: %) Cơ cấu diện tích lúa Năm Tổng Đông xuân Hè thu Mùa 100 41,3 32,0 26,7 100 41,0 35,9 23,1 100 40,3 37,7 22,0 100 41,3 37,3 21,4 (Nguồn: Xử lí số liệu từ Niên giám thống kê Việt Nam 2019) a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu diện tích lúa nước ta giai đoạn 2010-2019. b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu diện tích lúa nước ta trong giai đoạn trên. Câu 6 (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: Chứng minh rằng Đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam từ năm 2009 đến nay. De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Địa lí 9 cấp Tỉnh (Kèm đáp án) - De-Thi.com HƯỚNG DẪN CHẤM A. HƯỚNG DẪN CHUNG Trong quá trình chấm giám khảo phải linh động. Nếu học sinh diễn đạt cách khác nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn quy định. B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu Nội dung Điểm Câu 1 a. So sánh hai hiện tương ngày đêm dài ngắn theo mùa và vĩ độ. 3,0 (5,0 điểm) Giống nhau 1,5 - Đều có cùng nguyên nhân: Do Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục và chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Trong suốt quá trình chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương nên tùy vào vị trí Trái Đất trên quỹ đạo mà ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ - Đều sinh ra hiện tượng độ dài ngày đêm không bằng nhau. Khác nhau 1,5 - Theo mùa: phân hóa theo thời gian (Bắc bán cầu) + Mùa xuân và mùa hạ (21/3 – 23/9) có ngày dài hơn đêm. + Mùa thu và mùa đông (23/9 – 21/3) có đêm dài hơn ngày. - Theo vĩ độ: phân hóa theo không gian + Độ chênh lệch ngày dài - đêm ngắn hoặc ngược lại tăng dần từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao... điển hình từ chí tuyến đến cực. b. Hãy trình bày và giải thích sự phân bố lượng mưa theo vĩ độ. 2,0 Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ, vì - Mưa nhiều nhất ờ vùng xích đạo do áp thấp, nhiệt độ cao, khu vực chủ yếu là đại 0,5 dương và rừng xích đạo ẩm ướt, nước bốc hơi mạnh,... - Mưa tương đối ít ở hai khu vực chí tuyến do áp cao, tỉ lệ diện tích lục địa tương 0,5 đối lớn,... - Mưa nhiều ở 2 vùng ôn đới, khí áp thấp, có gió Tây ôn đới từ biển thổi vào,... 0,5 - Mưa càng ít khi càng về gần hai cực Bắc và Nam do không khí lạnh, nước không 0,5 bốc hơi lên được,... Câu 2 Phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến khí hậu nước ta 3,0 (3,0 điểm) - Độ cao: + Nhiệt độ: thay đổi nhiệt độ theo độ cao (dẫn chứng) 0,5 + Lượng mưa: Những vùng núi cao đón gió biển vào mưa lớn; những nơi thấp, khuất 0,5 gió thì mưa ít (dẫn chứng) - Hướng sườn và hướng núi: + Tạo sự đối lập về mùa mưa, khô giữa Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 0,75 (phân tích). De-Thi.com
File đính kèm:
bo_de_on_luyen_hoc_sinh_gioi_dia_li_9_cap_tinh_kem_dap_an.docx