Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Địa lí 9 cấp Huyện (Kèm đáp án)
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Địa lí 9 cấp Huyện (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Địa lí 9 cấp Huyện (Kèm đáp án)

Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Địa lí 9 cấp Huyện (Kèm đáp án) - De-Thi.com - Ngày 18 và 19/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp tại làng Vạn 1,0 Phúc (Hà Đông), quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. điểm - Tối 19/12/1946, thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh 0,5 ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. điểm * Thái độ của nhân dân ta. Nhân dân cả nước ủng hộ lời kêu gọi và đứng lên kháng Pháp. Ngay đêm 19/12/1946, tiếng súng kháng chiến bùng nổ. *Phương hướng chiến lược và phương châm của ta trong Đông - Xuân 1953 – 1954 - Phương hướng chiến lược. Tháng 9/1953, Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp, đề ra phương hướng chiến lược của ta là. tập trung lực lượng mở các cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà lực lượng địch tương 1,0 điểm đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc địch phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta. - Phương châm. ‘‘Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, “đánh ăn chắc, đánh chắc thắng”. * Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954) Câu 3 - Diễn biến.Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu từ ngày 13/3/1954 đến hết ngày (3 điểm) 7/5/195, chia làm 3 đợt . + Đợt 1, quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc. + Đợt 2, quân ta tiến công tiêu diệt các cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm. 2,0 + Đợt 3, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm còn lại ở phân khu Trung tâm điểm và phân khu Nam. - Kết quả . Chiều 7/5, tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch đầu hàng. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 16 200 địch, bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay các loại, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh. - Ý nghĩa . làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va, buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương. - Nội dung. Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được 2,25 kí chính thức ngày 27/1/1973, nội dung bao gồm các điều khoản cơ bản . điểm + Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. + Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, cam kết không Câu 4 tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt (3 điểm) Nam. + Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài. + Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị. + Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt. De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Địa lí 9 cấp Huyện (Kèm đáp án) - De-Thi.com + Hoa kì cam kết góp phần vào việc hàn gắng vết thương vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương. *Nhận xét. Đây là văn bản pháp lí quốc tế buộc các nước phải thực hiện. Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, phải rút hết quân 0,75 về nước. điểm Đây là thắng lợi trên mặt trận ngoại giao của ta, tạo cơ sở thuận lợi để ta giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. II. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (7 ĐIỂM) Câu Đáp án Điểm * Nguyên nhân . 0,5 Chế độ phong kiến Nhật Bản đang suy yếu. điểm Các nước tư bản phương Tây ngày càng tăng cường can thiệp vào Nhật Bản, đòi ‘‘mở cửa’’. * Nội dung: Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cải cách tiến bộ. + Về kinh tế. thống nhất tiền tệ, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp 2,0 phong kiến, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ điểm tầng, đường sá, cầu cống... Câu 5 + Về chính trị . chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa giai cấp Tư sản và Đại Tư sản (3 điểm) lên nắm quyền. + Về Giáo dục. thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, trú trọng nội dung khoa học kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học phương Tây. + Về quân sự . tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, sản xuất vũ khí, phương tiện quốc phòng. 0,5 *Kết quả. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một nước tư điểm bản công nghiệp. * Những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật là 2,5 - Trước hết, trong lĩnh vực khoa học cơ bản , con người đã đạt được những điểm phát minh to lớn, đanh dấu bước nhảy vọt trong Toán học, Vật lí, Hoá học và Sinh học - Hai là, những phát minh lớn về công cụ sản xuất mới như . máy tính điện tử, Câu 6 máy tự động và hệ thống máy tự động,... (5 điểm) - Ba là, tìm ra những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú như . năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió,... - Bốn là, sáng chế những vật liệu mới như . pôlime (chất dẻo), những vật liệu siêu bền, siêu nhẹ, siêu dẫn, siêu cứng,... - Năm là, Cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp, nhiều nước khắc phục được nạn thiếu lương thực, nạn đói. De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Địa lí 9 cấp Huyện (Kèm đáp án) - De-Thi.com - Sáu là, những tiến bộ thần kì trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc - Những thành tựu kì diệu trong lĩnh vực du hành vũ trụ. Con người đã bay vào vũ trụ (1961) và đặt chân lên mặt trăng (1969). * Ý nghĩa, tác động cách mạng khoa học - kĩ thuật - Tích cực. sản xuất và năng suất lao động phát triển nhảy vọt, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. 1,5 - Đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, điểm công nghiệp và dịch vụ. - Tiêu cực. Chế tạo các loại vũ khí huỷ diệt, ô nhiễm môi trường, những tai nạn lao động và giao thông, các loại dịch bệnh mới,... * Nhận xét về sự phát triển khoa học của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai - Nước Mĩ là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai, diễn 1,0 ra từ giữa những năm 40 thế kỉ XX. điểm - Là nước đi đầu về khoa học – kĩ thuật và công nghệ, Mĩ đã thu được nhiều thành tựu to lớn trong các lĩnh vực như . sáng chế công cụ sản xuất mới, các nguồn năng lượng mới, vật liệu tổng hợp mới, "cách mạng xanh" trong nông nghiệp, trong giao thông liên lạc, chinh phục vũ trụ... De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Địa lí 9 cấp Huyện (Kèm đáp án) - De-Thi.com ĐỀ SỐ 7 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THCS ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi : Địa lý (Gồm có 01 trang) Thời gian làm bài: 150 phút (Không tính thời gian phát đề) Câu 1. (4,0 điểm) Chuyển động biểu kiến trong năm của Mặt Trời, hãy nêu: a. Định nghĩa và giải thích hiện tượng. b. Cùng với chuyển động biểu kiến, trên bề mặt Trái Đất còn xảy ra những hiện tượng gì? Trình bày các hiện tượng đó. Câu 2. (4,0 điểm) Trình bày tính chất nhiệt đới, ẩm, gió mùa của khí hậu nước ta? Giải thích nguyên nhân? Câu 3. (4,0 điểm) Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế - xã hội? Câu 4. (4,0 điểm) Cho bảng số liệu về tình hình dân số Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017 Năm 2000 2005 2007 2010 2017 Tổng dân số (nghìn người) 77653,4 83106,3 85195,0 88947,0 93671,0 Tỉ lệ gia tăng dân số (%) 1,36 1,31 1,23 1,07 1,07 Nguồn: Niên giám thống kê 2017 a. Hãy vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện tình hình dân số Việt Nam giai đoạn 2000-2017. b. Nhận xét và giải thích. Câu 5. (4.0 điểm) Cho bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 2010-2017 Năm 2010 2012 2014 2016 2017 Diện tích (nghìn ha) 7489,4 7761,2 7816,2 7737,1 7708,7 Sản lượng (nghìn tấn) 40005,6 43737,8 44974,6 43165,1 42763,4 Nguồn: Niên giám thống kê 2017 a. Tính năng suất lúa của từng năm theo bảng số liệu trên. b. Nhận xét tình hình tăng năng suất lúa của nước ta trong giai đoạn 2010-2017 và giải thích. -Hết- *Thí sinh được phép khai thác Atlat Địa lý Việt Nam trong suốt quá trình làm bài; giám thị không giải thích gì thêm. De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Địa lí 9 cấp Huyện (Kèm đáp án) - De-Thi.com HƯỚNG DẪN CHẤM I- YÊU CẦU - Đảm bảo trung thực, khách quan trong quá trình chấm; - Vận dụng linh hoạt các ý đúng nhưng từ ngữ dùng của học sinh không giống như gợi ý chấm; - Chú ý những bài làm hay, có kiến thức thực tế. II- NỘI DUNG CHI TIẾT Câu Nội dung gợi ý Điểm a. Chuyển động biểu kiến trong năm của Mặt Trời - Định nghĩa: Là chuyển động không có thực của Mặt Trời làm cho ta có ảo giác Mặt Trời thay đổi vị trí trên bầu trời trong suốt năm. 0,75 - Giải thích: Vì ở trên Trái Đất hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh chỉ lần lượt xảy ra ở một số địa điểm. Nhưng trong thực tế Mặt Trời không di chuyển mà là do Trái Đất chuyển 0,75 động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời với trục nghiêng một góc 66 033’ so với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi phương. b. Cùng với hiện tượng chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm sẽ có hiện tượng các mùa và hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa 0,5 * Hiện tượng mùa +Từ 21/3 đến 23/9 tia sáng Mặt Trời giữa trưa lần lượt chiếu thẳng góc với tất cả các 1 miền từ xích đạo đến Chí tuyến Bắc rồi trở xuống xích đạo, Bắc bán cầu nhận được nhiều nhiệt nên là mùa nóng ở Bắc Bán cầu và mùa lạnh ở Nam Bán cầu. 0,5 +Từ 23/9 đến 21/3 năm sau tia sáng Mặt Trời giữa trưa lần lượt chiếu thẳng góc với tất cả các miền từ xích đạo đến Chí tuyến Nam rồi trở lên xích đạo, Nam bán cầu nhận nhiều nhiệt nên là mùa nóng ở Nam bán cầu và mùa lạnh ở Bán bán cầu. 0,5 * Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa : +Từ 21/3 đến 23/9 Bắc bán cầu ngả về phía Mặt Trời nên Bắc bán cầu có góc sáng lớn, nên có ngày dài đêm ngắn, Nam bán cầu thì ngược lại . +Từ 23/9 đến 21/3 năm sau: Nam bán cầu ngả về phía Mặt Trời nên Nam bán cầu có góc 0,5 sáng lớn nên có ngày dài đêm ngắn, Bắc bán cầu thì ngược lại. 0,5 *Lưu ý: Giám khảo chấm cần linh hoạt theo cách hiểu của thí sinh nhưng phù hợp với nội dung hướng dẫn chấm * Tính chất nhiệt đới 0,75 - Tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm. - Nhiệt độ trung bình năm trên 200C - Tổng số giờ nắng từ 1400 đến 3000 giờ/năm * Lượng mưa độ ẩm lớn 2 - Lượng mưa trung bình năm cao : 1500 – 2000 mm, ở sườn đón gió từ 3500 – 4000 mm 0,5 - Độ ẩm không khí cao trên 80%, cân bằng ẩm luôn dương * Nước ta có hai mùa gió chính 0,25 De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Địa lí 9 cấp Huyện (Kèm đáp án) - De-Thi.com - Mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền 0,5 Bắc và mùa khô nóng kéo dài ở miền Nam. - Mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 tạo nên mùa hạ nóng ẩm có mưa to, gió lớn 0,25 và dông bão, diễn ra phổ biến trên cả nước. * Nguyên nhân: - Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, góc nhập xã lớn và mọi nơi trong năm đều có hai 0,5 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. - Các khối khí di chuyển qua biển đã mang lại cho nước ta lượng mưa lớn. 0,25 * Thuận lợi 0,5 - Vị trí địa lý thuận lợi giao lưu kinh tế - xã hội với các vùng trong nước và thế giới. - Đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu, sông ngòi thuận lợi cho thâm canh lúa nước. 0,5 - Thời tiết mùa đông thuận lợi cho việc trồng một số cây ưa lạnh. Phát triển vụ đông thành vụ sản xuất chính. 0,5 - Một số khoáng sản có giá trị đáng kể (sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên, đá vôi). 0,5 3 - Vùng ven biển và biển thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch. 0,5 * Khó khăn - Thời tiết thất thường gây thiệt hại mùa màng, đường sá cầu cống, các công trình thuỷ 0,5 lợi. 0,5 - Ít tài nguyên khoáng sản. a) Vẽ biểu đồ 3,0 4 - Thí sinh vẽ thiếu chi tiết tên biểu đồ, năm, tỉ lệ, số liệu...mỗi một chi tiết trừ 0,25 điểm. - Thí sinh không vẽ biểu đồ kết hợp theo yêu cầu mà vẽ biểu đồ khác nhưng đúng thì chỉ đạt 50% tổng điểm cho phần này. b) Nhận xét và giải thích: - Dân số nước ta tăng nhanh và liên tục từ 2000 – 2017: tăng 16017,6 nghìn người (tăng hơn 1,2 lần) do dân số nước ta đông, cơ cấu dân số trẻ, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao. 0,5 De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Địa lí 9 cấp Huyện (Kèm đáp án) - De-Thi.com - Tỷ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm từ 2000 – 2017: giảm 0,29% do chính sách dân số thực hiện có hiệu quả. 0,5 a) Tính năng suất lúa của nước ta Năm 2010 2012 2014 2016 2017 1,25 Năng suất 53,4 56,4 57,5 55,8 55,5 (tạ/ha) b) Nhận xét và giải thích *Nhận xét 5 Năng suất lúa của nước ta từ năm 2010 đến năm 2017 nhìn chung tăng, năm 2014 năng 0,5 suất lúa đạt cao nhất 57,5 tạ/ha. *Giải thích - Do việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất: giống mới, kỹ thuật canh 0,5 tác, phân bón - Do chính sách của Nhà nước khuyến khích nhân dân tích cực sản xuất (chính sách 0,75 khuyến nông ). - Trình độ thâm canh trong nông nghiệp không ngừng được nâng cao. 0,5 - Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng 0,5 -Hết- De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Địa lí 9 cấp Huyện (Kèm đáp án) - De-Thi.com ĐỀ SỐ 8 PHÒNG GD&ĐT HÒA BÌNH KỲ THI CHỌN HSG VÒNG HUYỆN Môn: Địa Lý - Lớp: 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (5,0 điểm) Dựa vào Atlát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học: a) Cho biết các nhóm đất chính và tỉ lệ của từng nhóm đất ở nước ta. Nêu đặc tính của nhóm đất phù sa. b) Vì sao phải sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đất? Hãy trình bày một số biện pháp sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đất của nước ta? Câu 2: (5,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu lao động phân theo khu vực thành thị và nông thôn ở nước ta, giai đoạn 1996 – 2005 (đơn vị: %) Năm 1996 2002 2003 2005 Cả nước 100 100 100 100 Thành thị 20,3 23,8 24,2 27,9 Nông thôn 79,7 76,2 75,8 72,1 a) Nhận xét cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn của nước ta, giai đoạn 1996– 2005. b) Nêu nhận xét về chất lượng của lao động ở nước ta? Để nâng cao chất lượng của lao động cần có những giải pháp gì? Câu 3: (5,0 điểm) Dựa vào Atlát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học: a) Kể tên các cảng biển ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. b) Phân tích những thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản ở nước ta. Câu 4: (5,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Sản lượng thủy sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, năm 2011 (Đơn vị: nghìn tấn) Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Nuôi trồng 108,7 81,3 Khai thác 263,7 713,9 a) Vẽ biểu đồ thể hiện Sản lượng thủy sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Rút ra nhận xét. b) Giải thích tại sao Duyên hải Nam Trung Bộ có sản lượng thủy sản khai thác lớn hơn Bắc Trung Bộ. --------- Hết -------- (Thí sinh được sử dụng Átlát Địa lý Việt Nam, do nhà xuất bản giáo dục ấn hành) De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Địa lí 9 cấp Huyện (Kèm đáp án) - De-Thi.com HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (5,0 điểm) a) Cho biết các nhóm đất chính và tỉ lệ của từng nhóm đất ở nước ta. Nêu đặc tính của nhóm đất phù sa. * Các nhóm đất chính và tỉ lệ của từng nhóm đất - Nhóm đất feralit chiếm 65% diện tích lãnh thổ. (0,5 đ) - Nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển chiếm 24% diện tích lãnh thổ. (0,5 đ) - Nhóm đất mùn núi cao chiếm 11% diện tích lãnh thổ. (0,5 đ) * Đặc tính của nhóm đất phù sa. - Đất phù sa: tơi xốp, ít chua, giàu mùn, thích hợp cho việc trồng lúa, hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày. (0,5 đ) b) Vì sao phải sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đất? Hãy nêu một số biện pháp sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đất của nước ta? * Phải sử dụng hợp lí tài nguyên đất ở nước ta vì: - Đất đai là tài nguyên quý giá, nước ta đất ít, đông dân, bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người thấp. (0,75 đ) - Do khai thác, sử dụng chưa hợp lí, tài nguyên đất đã bị giảm sút, có tới 50% diện tích đất tự nhiên cần phải cải tạo, trong đó có khoảng 10 triệu ha đất trống, đồi trọc bị xói mòn mạnh. (0,75 đ) * Một số biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên đất của nước ta. - Phát triển các mô hình kinh tế nông – lâm kết hợp trên vùng đồi núi và ven biển. (0,5 đ) - Tăng cường mạng lưới thủy lợi với việc bón phân hợp lí để cải tạo đất. (0,5 đ) - Nâng cao trình độ công nghệ sản xuất để hạn chế ô nhiễm đất. (0,25 đ) - Quy hoạch hợp lí và quản lí tốt việc sử dụng tài nguyên đất. (0,25 đ) Câu 2: (5,0 điểm) a) Cơ cấu lao động: - Cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn đang có sự thay đổi, tỉ lệ lao động ở thành thị ngày càng tăng lên, tỉ lệ lao động ở nông thôn ngày càng giảm xuống. (1,0 đ) - Năm 2005 so với năm 1996, lao động ở thành thị tăng lên 7,6 % còn lao động ở nông thôn ngược lại giảm 7,6 %. (1,0đ) - Tuy nhiên, cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn có sự chênh lệch lớn. Phần lớn lao động tập trung ở nông thôn (72,1 % - 2005). Lao động ở thành thị chiếm tỉ trọng nhỏ (27,9 % - 2005). (1,0đ) b) Chất lượng nguồn lao động nước ta: - Có kinh nghiệm trong sản xuất nông – lâm – thủy sản và tiểu thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, chất lượng nguồn lao động đang được nâng lên, tuy nhiên, phần lớn lao động nước ta còn hạn chế về trình độ chuyên môn và thể lực (chủ yếu là lao động thủ công) (1,0đ) - Để nâng cao chất lượng lao động, nước ta cần đầu tư cho giáo dục và đào tạo, tăng cường hợp tác lao động với nước ngoài, mở thêm các trường đào tạo nghề, chú trọng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. (1,0đ) Câu 3: (5,0 điểm) a) Các cảng biển ở Duyên Hải Nam Trung Bộ: De-Thi.com Bộ đề ôn luyện Học sinh giỏi Địa lí 9 cấp Huyện (Kèm đáp án) - De-Thi.com Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn, Cam Ranh. (1,0đ) b) Phân tích những thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản ở nước ta. * Thuận lợi: - Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km (0,25đ) - Có 4 ngư trường lớn: Hải Phòng-Quảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau- Kiên Giang. (0,25đ) - Nguồn lợi hải sản rất phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. (0,25đ) - Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 100 loài tôm, rong biển hơn 600 loài,... (0,25đ) - Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn có khả năng nuôi trồng hải sản. (0,25đ) - Nước ta có nhiều sông, suối, kênh rạch... có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. Điều kiện kinh tế xã hội. (0,25đ) - Dân cư có nhiều kinh nghiệm trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. (0,25đ) - Cơ sở vật chất càng được hoàn thiện và phát triển các dịch vụ thủy sản. (0,25đ) - Thị trường trong và ngoài nước được mở rộng. (0,25đ) - Chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển ngành thủy sản. (0,25đ) * Khó khăn - Hằng năm có 9-10 cơn bão, ảnh hưởng đến nước ta. (0,25đ) - Phương tiện đánh bắt cò chậm đổi mới, (0,25đ) - Hệ thống các cảng cá chưa chưa đáp ứng được yêu cầu. (0,25đ) - cơ sở chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng sản phẩm còn hạn chế. (0,25đ) - Việc nuôi trồng còn mang tính quảng canh nên năng suất thấp. (0,25đ) - Một số vùng biển môi trường bị suy thoái nguồn lợi hải sản bị suy giảm. (0,25đ) Câu 4: (5,0 điểm) a) Vẽ biểu đồ: (2,5đ) - Vẽ biểu đồ cột đôi. Đảm bảo đúng, chính xác, đẹp. - Ghi đầy đủ các đơn vị tính, tên biểu đồ, chú thích. b) Nhận xét và giải thích: * Nhận xét: - Tổng sản lượng thủy sản Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ (dẫn chứng). (0,5đ) - Duyên hải Nam Trung Bộ có sản lượng thủy sản khai thác lớn hơn Bắc Trung Bộ (dẫn chứng). (0,5đ) - Bắc Trung Bộ có tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn hơn Duyên hải Nam Trung Bộ (dẫn chứng). (0,5đ) * Giải thích: Vì - Có đường bờ biển dài, có nguồn hải sản phong phú, có nhiều bãi tôm, cá (0,25đ) - Nằm trong ngư trường trọng điểm. (0,25đ) - Có lực lượng lao động dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trong đánh bắt và chế biến thủy,hải sản. (0,25đ) - Có cơ sở vật chất-kỹ thuật trong đánh bắt hải sản khá hoàn thiện (0,25đ) De-Thi.com
File đính kèm:
bo_de_on_luyen_hoc_sinh_gioi_dia_li_9_cap_huyen_kem_dap_an.docx