Bộ đề Lịch Sử luyện thi THPT 2025 chuẩn (Có đáp án)
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề Lịch Sử luyện thi THPT 2025 chuẩn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề Lịch Sử luyện thi THPT 2025 chuẩn (Có đáp án)

Bộ đề Lịch Sử luyện thi THPT 2025 chuẩn (Có đáp án) - De-Thi.com Câu 15. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô? A. Tham vọng thiết lập trật tự đơn cực của Liên Xô. B. Chậm đổi mới cơ chế và hệ thống quản lý kinh tế. C. Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch bên ngoài. D. Tác động của xu thế toàn cầu sau Chiến tranh lạnh. Câu 16. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng chủ trương hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới (từ năm 1986 đến nay)? A. Tham gia các liên minh quân sự để bảo vệ lợi ích quốc gia. B. Gia nhập và đóng góp tích cực đối với các tổ chức quốc tế. C. Tích cực, chủ động hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới. D. Phá thế bao vây cấm vận, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng. Câu 17. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở thuận lợi để Việt Nam tiến hành Đổi mới đất nước (từ năm 1986)? A. Xu thế hòa hoãn Đông-Tây và xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra. B. Những thành quả trong 10 năm xây dựng đất nước (1976-1985). C. Miền Bắc có cơ sở vật chất-kĩ thuật hiện đại của chủ nghĩa xã hội. D. Nhiều nước đang thành công trong công cuộc cải cách, mở cửa. Câu 18. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng biểu hiện của xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế hiện nay? A. Vai trò ngày càng gia tăng của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế. B. Tụt hậu và suy thoái về kinh tế ở nhiều quốc gia đang phát triển. C. Sự suy giảm sức mạnh tương đối của Mỹ so với các cường quốc khác. D. Sự gia tăng sức mạnh, tầm ảnh hưởng và vị thế của các nước lớn. Cho đoạn ngữ liệu sau đây và trả lời các câu hỏi từ 19 đến 21 “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”. (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 15, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.131) Câu 19. Nội dung thông điệp nào sau đây không được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến trong đoạn tư liệu trên? A. Dự đoán cuộc chiến chống Mỹ có thể kéo dài 5 năm, 10 năm,... hoặc lâu hơn. B. Dù chiến tranh phá hoại của Mỹ kéo dài vẫn không ảnh hưởng đến sản xuất. C. Đối với Việt Nam, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” là chân lí sáng ngời. D. Đất nước Việt Nam có thể bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh phá hoại của Mỹ. Câu 20. Theo lời Chủ tịch Hồ Chí Minh, điều gì có thể xảy ra đối với Hà Nội và Hải Phòng trong cuộc chiến De-Thi.com Bộ đề Lịch Sử luyện thi THPT 2025 chuẩn (Có đáp án) - De-Thi.com tranh phá hoại miền Bắc (lần thứ nhất) của Mỹ? A. Không chịu sức ép bởi bom đạn. B. Có thêm pháo đài đánh Mỹ. C. Có thể bị tàn phá nặng nề. D. Nhận được viện trợ của quốc tế. Câu 21. Nội dung nào sau đây là tư tưởng bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được nhấn mạnh trong đoạn tư liệu trên? A. Sự ủng hộ quốc tế. B. Đoàn kết dân tộc. C. Phát triển kinh tế. D. Độc lập, tự do. Câu 22. Nội dung nào sau đây là một trong những điểm giống nhau về hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc ở những thập kỷ đầu của thế kỉ XX? A. Xây dựng quan hệ giữa những người cộng sản với nhân dân các nước thuộc địa. B. Tranh thủ được sự chú ý và ủng hộ của quốc tế đối với cách mạng Việt Nam. C. Phê phán chính quyền thực dân, thức tỉnh dư luận Pháp về tình hình Việt Nam. D. Dựa vào Pháp và Nhật Bản tiến hành cải cách, nâng cao dân trí, dân quyền. Câu 23. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình vì một trong những lý do nào sau đây? A. Sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng để giành chính quyền. B. Nhận được sự giúp đỡ vật chất và tinh thần to lớn từ phe Đồng minh. C. Chỉ thực hiện mục tiêu duy nhất của cách mạng là giải phóng dân tộc. D. Tự đấu tranh giải phóng, lập nên nhà nước của toàn thể dân tộc. Câu 24. Nội dung nào sau đây là một trong những đóng góp của Việt Nam khi gia nhập, hoạt động trong tổ chức Liên hợp quốc? A. Việt Nam được bầu làm Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. B. Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình và thúc đẩy các mục tiêu phát triển bền vững. C. Liên hợp quốc công nhận Việt Nam là nước điều phối chính sách quốc tế ở châu Á. D. Trở thành nước viện trợ chính cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo toàn cầu. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Trong nửa sau thế kỉ XX, có một từ đã xuất hiện trong tiếng nói của những người bảo vệ và kiến tạo hòa bình trên thế giới, một từ mà cùng một lúc rất nhiều ý nghĩa: đấu tranh, dũng cảm, anh hùng; và nó còn có ý nghĩa là chiến thắng, độc lập, tự do. Từ đó là Việt Nam. Và có một cái tên đã luôn gắn liền với từ này - từ chỉ tên của một đất nước. Đó là Hồ Chí Minh”. (Ro-mét Chan-đờ-ra, Việt Nam và cuộc đấu tranh vì hoà bình, tự do và độc lập, trích trong: Việt Nam trong thế kỉ XX, Tập 1, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.48) a) Đoạn tư liệu trên thể hiện vị thế và tầm ảnh hưởng to lớn của Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh trên De-Thi.com Bộ đề Lịch Sử luyện thi THPT 2025 chuẩn (Có đáp án) - De-Thi.com trường quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX. b) Sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam và các nước Đông Nam Á là yếu tố quyết định tạo nên tên tuổi của Hồ Chí Minh. c) Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong thế kỉ XX đã góp phần làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc và xóa bỏ hoàn toàn tình trạng người bóc lột người. d) Tư tưởng Hồ Chí Minh về hòa bình, độc lập dân tộc, đoàn kết quốc tế vẫn được nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới vận dụng trong việc gìn giữ hòa bình hiện nay. Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Chúng ta đã triển khai tích cực và năng động đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa. Khôi phục và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với Trung Quốc, tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết với Lào, xây dựng quan hệ láng giềng tốt với Campuchia; phát triển quan hệ với các nước trong khu vực, trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức ASEAN; củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống với nhiều nước, từng bước đổi mới quan hệ với Liên bang Nga, những nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập và các nước Đông Âu; mở rộng quan hệ với các nước công nghiệp phát triển; bình thường hóa quan hệ với Mỹ; thiết lập và mở rộng quan hệ với nhiều nước Nam Á, Nam Thái Bình Dương, Trung Đông, châu Phi và Mĩ Latinh; mở rộng quan hệ với phong trào không liên kết, các tổ chức quốc tế và khu vực...” (Lê Mậu Hãn (chủ biên), Đại cương Lịch Sử Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004, tr.325) a) Việt Nam tích cực, chủ động mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, triển khai các hoạt động hợp tác quốc phòng với các nước, tham gia các liên minh quân sự. b) Đoạn tư liệu thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề hợp tác: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới”. c) Với chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, Việt Nam đang cố gắng vươn lên trở thành một cực trong trật tự thế giới đa cực. d) Việc đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế giúp Việt Nam tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác cụ thể, xây dựng được nền kinh tế độc lập, tự chủ. Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Sự đầu hàng của Chính phủ Nhật đã đẩy quân Nhật đang chiếm đóng ở Đông Dương vào tình thế tuyệt vọng như rắn mất đầu, hoang mang dao động đến cực độ. Chính phủ Trần Trọng Kim rệu rã... Trước tình hình như vậy, Hồ Chí Minh mặc dù đang ốm nặng đã sáng suốt nhận thức rằng: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Như đã nói, đây không chỉ là sự nhận thức khách quan khoa học mà còn biểu hiện quyết tâm đấu tranh giành chính quyền khi thời cơ đã có. Sự kết hợp giữa tình hình khách quan và nhận thức chủ quan một cách chính xác là một trong những điều kiện đưa cách mạng đến thẳng lợi ”. (Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Cách mạng tháng Tám năm 1945 - Toàn cảnh, De-Thi.com Bộ đề Lịch Sử luyện thi THPT 2025 chuẩn (Có đáp án) - De-Thi.com NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2015, tr.48) a) Do Đảng và Hồ Chí Minh nhận thức rõ yếu tố thời cơ nên Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á nổi dậy khởi nghĩa và giành được chính quyền trong năm 1945. b) Đoạn tư liệu trên phản ánh thời cơ thuận lợi “ngàn năm có một” cho nhân dân Việt Nam nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền. c) Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có sự kết hợp giữa yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó yếu tố khách quan đóng vai trò quyết định. d) Thời cơ “ngàn năm có một” trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam xuất hiện khi phát xít Nhật Câu 4. Cho những thông tin trong bảng sau đây: Thời gian Sự kiện Tầm nhìn ASEAN 2020 nêu rõ việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, định hướng cho sự phát 1997 triển trong tương lai của ASEAN. 2003 Tuyên bố Bali đẩy mạnh chuẩn bị cho Cộng đồng ASEAN. Hiến chương ASEAN đã tạo cơ sở pháp lý (nguyên tắc, thể chế và định hướng), thúc đẩy 2007 các hoạt động liên kết khu vực với mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Tuyên bố Cua-la Lam-pơ chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN, có hiệu lực từ ngày 2015 31/12/2015. a) Cộng đồng ASEAN ra đời là sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình phát triển của ASEAN, đầu hàng Đồng minh và kết thúc khi quân Đồng minh vào Đông Dương. đồng thời cũng là đích đến cuối cùng của tổ chức này. b) Cộng đồng ASEAN được hình thành vào năm 2007, ngay sau khi Hiến chương ASEAN được thông qua. c) Bảng thông tin trên thể hiện các mốc chính trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. d) Cộng đồng ASEAN tạo nền tảng vững chắc để Đông Nam Á vươn lên trở thành một trung tâm hợp tác kinh tế, chính trị năng động, khẳng định vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế. De-Thi.com Bộ đề Lịch Sử luyện thi THPT 2025 chuẩn (Có đáp án) - De-Thi.com ĐÁP ÁN PHẦN I. Thí sinh trả lời từ cầu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 C C C D A A C B C B B B 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 C D B A C B B C D B D B PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1 2 3 4 a) Đ S S S b) S Đ Đ S c) S S S Đ d) Đ Đ Đ Đ De-Thi.com Bộ đề Lịch Sử luyện thi THPT 2025 chuẩn (Có đáp án) - De-Thi.com ĐỀ SỐ 5 SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP LỚP 12 - LẦN 1 CỤM THI ĐUA SỐ 4 NĂM HỌC 2024 – 2025 Bài thi môn: LỊCH SỬ ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Trận quyết chiến chiến lược của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán năm 938 diễn ra tại A. cửa sông Bạch Đằng. B. sông Như Nguyệt. C. cửa ải Hàm Tử. D. bến Đông Bộ Đầu. Câu 2. “Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế” là một trong những nhiệm vụ chính của tổ chức nào sau đây? A. Liên minh châu Âu. B. Liên hợp quốc. C. Tổ chức NATO. D. Tổ chức ASEM. Câu 3. Ở Việt Nam, một trong những nơi diễn ra các trận đánh quyết liệt của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979 – 1989) là A. Tây Ninh. B. Hà Tĩnh. C. Phú Quốc. D. Vị Xuyên. Câu 4. Trong khoảng thời gian từ đầu tháng 9 - 1945 đến cuối tháng 12 – 1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không gặp trở ngại nào sau đây? A. Chưa nước nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. B. Việt Nam nằm trong khu vực ảnh hưởng của các nước phương Tây. C. Quân Đồng minh ở Việt Nam có mục tiêu chống phá cách mạng. D. Chỉ có một số nước Đồng minh công khai ủng hộ Việt Nam độc lập. Câu 5. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh (1975), địa bàn tác chiến của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là A. đô thị. B. rừng núi. C. nông thôn. D. trung du. Câu 6. Một trong những quốc gia tham gia sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1967 là A. Việt Nam. B. Bru-nây. C. Thái Lan. D. Cam-pu-chia. Câu 7. “Xây dựng ASEAN thành một thị trường và một hệ thống sản xuất thống nhất trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề” là một trong những mục tiêu của A. Cộng đồng Kinh tế ASEAN. B. Cộng đồng Văn hoá – Xã hội ASEAN. C. Cộng đồng Chính trị – An ninh ASEA. De-Thi.com Bộ đề Lịch Sử luyện thi THPT 2025 chuẩn (Có đáp án) - De-Thi.com D. Cộng đồng Văn hoá – Thể thao ASEAN. Câu 8. Trần Quốc Tuấn đã tổng kết nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên như sau: “vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt ”. Nguyên nhân thắng lợi Trần Quốc Tuấn nhắc đến ở đây là A. các cuộc kháng chiến của ta đều chính nghĩa. B. đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, hiệu quả. C. lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết của dân tộc. D. những khó khăn của kẻ thù trong quá trình xâm lược. Câu 9. Thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc đã chứng minh A. chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới. B. chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống trên phạm vi thế giới. C. sức sống của chủ nghĩa xã hội trong một thế giới có nhiều biến động. D. chủ nghĩa xã hội ngày càng phát triển và mở rộng về không gian địa lí. Câu 10. Trong những năm gần đây, nguyên nhân chủ yếu nào sau đây khiến cho tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng? A. Sự vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc. B. Nhiều ngư dân Việt Nam khai thác trộm hải sản. C. Nạn ô nhiễm môi trường biển rất nghiêm trọng. D. Vấn đề cướp biển ngày càng trở nên khó lường. Câu 11. Trong những năm 1997 – 2015, tổ chức ASEAN triển khai nhiều hoạt động tích cực để chuẩn bị cho sự kiện quan trọng nào sau đây? A. Tuyên bố thành lập ASEAN. B. Thành lập Cộng đồng ASEAN. C. Kí kết và ban hành Hiệp ước Ba-li. D. Xây dựng trụ sở chính của ASEAN. Câu 12. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có ý nghĩa lịch sử nào sau đây? A. Đánh dấu bước tiến nhảy vọt, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do và phát triển dưới chế độ cộng hòa. B. Góp phần quan trọng vào chiến thắng chủ nghĩa đế quốc trong Chiến tranh thế giới thứ hai. C. Tạo nên sức mạnh tổng hợp để nhân dân Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ tổ quốc. D. Ảnh hưởng đến công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Inđônêxia, Lào và Campuchia. Câu 13. Sự kiện nào sau đây làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp ở Việt Nam? A. Pháp phải đàm phán tại Giơ-ne-vơ. B. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi. C. Hiệp định Pa-ri được kí kết. D. Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết. Câu 14. Sự kiện nào sau đây ở Việt Nam đã tác động tích cực đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc địa Pháp tại châu Phi? A. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954). B. Chiến dịch Tây Bắc (1952). De-Thi.com Bộ đề Lịch Sử luyện thi THPT 2025 chuẩn (Có đáp án) - De-Thi.com C. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947). D. Chiến dịch Biên giới thu - đông (1950). Câu 15. Nội dung nào sau đây thể hiện sự đóng góp của Việt Nam trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc thông Tuyên bố Băng Cốc, Tầm nhìn ASEAN 2020, Hiến chương ASEAN. B. Việt Nam đã tích cực thúc đẩy kết nạp Campuchia, Lào và Mianma vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. C. Quyết định trong quan hệ hợp tác chiến lược giữa ASEAN với các cường quốc lớn như Mĩ, Nga, Trung Quốc. D. Chủ động đưa ra sáng kiến hình thành Cộng đồng văn hóa – xã hội và Cộng đồng Chính trị – An ninh ASEAN. Câu 16. Sau thời kì Chiến tranh lạnh, sự đối đầu về chính trị – quân sự không còn phù hợp, vì A. dẫn tới sự ra đời của xu thế đơn cực trong quan hệ quốc tế. B. mang lại lợi ích kinh tế lớn nhất cho phe xã hội chủ nghĩa. C. gây ra nhiều cuộc chiến tranh thế giới tàn phá nặng nề. D. ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của nhiều quốc gia. Câu 17. Nhận xét nào sau đây là đúng về điểm tương đồng giữa Cách mạng tháng Tám (1945) và cuộc chiến tranh cách mạng (1945 – 1975) ở Việt Nam? A. Lật đổ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ ở Việt Nam. B. Đấu tranh nhằm bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. C. Góp phần làm thất bại chiến lược toàn cầu của Mĩ. D. Đấu tranh vì mục tiêu độc lập và thống nhất đất nước. Câu 18. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ sau năm 1991 tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh ở những quốc gia nào sau đây? A. Trung Quốc, Nga, Việt Nam, Lào. B. Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu-ba. C. Hàn Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Cu-ba. D. Lào, Cu-ba, Hàn Quốc, Nhật Bản. Câu 19. Nội dung nào sau đây phản ánh điểm khác biệt giữa trật tự thế giới đa cực so với trật tự thế giới hai cực I-an-ta? A. Hình thành sau khi chiến tranh thế giới kết thúc. B. Hòa bình, đối thoại, hợp tác là xu thế chủ đạo. C. Các nước tập trung phát triển kinh tế, quân sự. D. Bị chi phối bởi quyền lợi của các cường quốc. Câu 20. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 15 (1 – 1959) có quyết định nào sau đây? De-Thi.com Bộ đề Lịch Sử luyện thi THPT 2025 chuẩn (Có đáp án) - De-Thi.com A. Sử dụng đấu tranh chính trị hòa bình đánh đổ chính quyền Mỹ – Diệm. B. Chuẩn bị mọi mặt cho công cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước. C. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang để giành chính quyền. D. Tiếp tục đấu tranh chính trị yêu cầu Mỹ thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ. Câu 21. Ở Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) có điểm mới nào sau đây so với cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)? A. Diễn ra lâu dài, gian khổ và kết thúc bằng hiệp định hòa bình. B. Có sự kết hợp khởi nghĩa vũ trang với chiến tranh cách mạng. C. Phản ánh mâu thuẫn Đông – Tây và tình trạng chiến tranh lạnh. D. Tiến hành đồng thời nhiệm vụ kháng chiến và xây dựng đất nước. Câu 22. Chiến thắng nào sau đây của quân dân miền Nam đã buộc Mỹ phải tuyên bố "Mỹ hoá" trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam? A. Chiến thắng Vạn Tường năm 1965. B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968. C. Chiến thắng Ấp Bắc năm 1963. D. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. Câu 23. Nội dung nào sau đây thể hiện tác động của xu thế đa cực đối với quan hệ quốc tế? A. Các nước lớn gia tăng sức mạnh mềm, chi phối toàn bộ các nước đang phát triển. B. Tạo điều kiện cho các cường quốc mới nổi có vai trò lớn hơn trong quan hệ quốc tế. C. Mĩ, Trung Quốc quyết định và chi phối sự phát triển của các quốc gia trên thế giới. D. Chấm dứt hoàn toàn những cuộc xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc trên thế giới. Câu 24. Một trong những xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh là A. chạy đua vũ trang. B. hai cực, hai phe. C. đơn cực. D. đối thoại, hợp tác. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Vào thập niên 1980, mối quan hệ nồng ấm giữa Tổng thống Mỹ Ri-gân và nhà lãnh đạo Liên Xô Goóc-ba-chốp đã giúp giảm dần tình trạng căng thẳng của Chiến tranh lạnh. Năm 1987, hai nhà lãnh đạo đã đồng ý huỷ bỏ tên lửa hạt nhân tầm trung. Năm 1989, Goóc-ba-chốp cho phép các quốc gia xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu bầu ra chính phủ dân chủ, và đến năm 1991, Liên Xô tan rã thành 15 nước cộng hoà độc lập” (King Fisher, Bách khoa thư lịch sử (Nguyễn Đức Tĩnh và Ngô Minh Châu dịch), NXB Thế giới, Hà Nội, 2016, tr.437). a) Một trong những lí do dẫn đến xu thế hòa hoãn Đông – Tây là sự cải thiện mối quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ. b) Cục diện hai phe kết thúc khi Liên Xô và Mĩ suy giảm thế mạnh kinh tế, quân sự trong tương quan lực lượng với các cường quốc khác. De-Thi.com Bộ đề Lịch Sử luyện thi THPT 2025 chuẩn (Có đáp án) - De-Thi.com c) Theo đoạn tư liệu trên, mối quan hệ nồng ấm giữa Tổng thống Mỹ Ri-gân và nhà lãnh đạo Liên Xô Goóc- ba-chốp đã giúp giảm dần tình trạng căng thẳng của Chiến tranh lạnh. d) Điểm chung của các trật tự thế giới được thiết lập trong thế kỉ XX là đều đối kháng gay gắt giữa hai hệ thống chính trị đối lập. Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây: “... Đây thực chất là cao trào khởi nghĩa của quần chúng, bao gồm những cuộc khởi nghĩa từng phần để giành thế mạnh về chính trị, xây dựng một hình thức chính quyền ở thôn xã, hình thành bước đầu lực lượng vũ trang của nhân dân. Những cuộc khởi nghĩa từng phần đầu tiên như thế, chỉ có thể là kết quả của phong trào đấu tranh chính trị lâu dài, quyết liệt của quần chúng, của mỗi phong trào sâu rộng không phải chỉ trong mấy xã mà tạo thành thể liên hoàn, bao gồm nhiều huyện, nhiều tỉnh, có như thế thành quả của khởi nghĩa mới giữ được”. (Lê Duẩn, Thư vào Nam, NXB Sự thật, Hà Nội, 1985, Tr.49) a) Đoạn tư liệu phản ánh thông tin về phong trào Đồng khởi (1959 – 1960) diễn ra ở miền Nam Việt Nam nhằm lật đổ chính quyền Mĩ – Diệm. b) Thắng lợi của phong trào Đồng khởi (1959 – 1960) đã làm xoay chuyển tình thế, đưa cách mạng thoát khỏi thế hiểm nghèo, mở ra bước ngoặt mới, thúc đẩy cách mạng miền Nam tiến lên. c) Phong trào Đồng khởi để lại bài học cho công cuộc xây dựng đất nước hiện nay là kiên quyết, bảo vệ vững chắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn kết chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân. d) Phong trào Đồng khởi (1959 – 1960) đánh dấu sự phát triển từ chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy, giành chính quyền đồng loạt trên địa bàn nông thôn miền Nam. Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Tôn chỉ và mục đích của ASEAN: 1. Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng. 2. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc. 3. Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm ở các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học - kĩ thuật và hành chính...” (Theo Tuyên bố ASEAN, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.15-16). a) Một trong những mục đích của ASEAN là thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm ở lĩnh vực kinh tế. De-Thi.com
File đính kèm:
bo_de_lich_su_luyen_thi_thpt_2025_chuan_co_dap_an.docx